[WOWTIMES- Top 100 Đơn vị 100 tuổi] (P.80) 117 năm Bệnh viện Hữu nghị Việt- Tiệp- không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng (1905- 2022)

03-08-2022

[VIETKINGS – NIÊN LỊCH &THÀNH TỰU (WOWTIMES)] Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp, tiền thân là Nhà thương bản xứ được người Pháp xây dựng từ năm 1905. Trải qua hơn một thế kỷ xây dựng, hiện bệnh được xếp hạng bệnh viện hạng 1 và trở thành địa điểm chăm sóc sức khỏe uy tín của người dân.

Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp là một trong những cơ sở y tế có lịch sử lâu đời bậc nhất Hải Phòng. Được thành lập vào tháng 10/1905, 117 năm hình thành và phát triển, trải qua từng giai đoạn phát triển với bao thăng trầm đi cùng những biến cố của lịch sử, bệnh viện được mang những cái tên như: Nhà Thương bản xứ, bệnh viện thành phố, Bệnh viện Tiệp Khắc, và nay là Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp.

 

 

                                 

 

Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp là tuyến cuối cùng trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân của thành phố Hải Phòng, Bệnh viện đang ngày càng trở thành gần gũi, thân thiết hơn đối với mỗi người dân Hải Phòng, cùng người dân các tỉnh lân cận: Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh…

 

 

 

 

Trong những năm qua, bệnh viện đã tiến hành hơn 100 nghìn ca phẫu thuật phức tạp, cứu sống hàng nghìn người mắc bệnh, bị tai nạn hiểm nghèo và đã thành công trong việc phẫu thuật tim hở, ghép thận tự thân... và trở thành bệnh viện đa khoa hạng 1 thành phố với gần 800 giường bệnh và 800 cán bộ, viên chức. Bệnh viện là tuyến điều trị cao nhất, cơ sở đào tạo sinh viên cho các Trường đại học Y, Trung học y tế Hải Phòng, bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội), đồng thời, là nơi bạn bè quốc tế đến thực tập, giảng dạy.

 

 

 

 

Thời gian qua, thực hiện quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp tiến hành xây dựng lại quy trình kiểm soát các hồ sơ sửa chữa sau thanh toán, thực hiện việc tách mã giường theo từng khoa điều trị. Triển khai hệ thống phần mềm trạm xét nghiệm lưu động phục vụ cho việc lấy mẫu và trả kết quả cho các đối tượng ở nội viện và ngoại viện cũng như việc khai báo y tế điện tử tại các cổng của bệnh viện.

 

 

 

 

Trước sự đổi mới trong ngành y tế nói riêng và của đất nước nói chung, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mọi người ngày càng cao. Chính vì vậy, trong những năm qua, bệnh viện triển khai nhiều kỹ thuật mới, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại như: thay mạch máu nhân tạo, đặt stent graft động mạch chủ, cắt tuyến tiền liệt bằng phương pháp Holep; mổ cột sống theo phương pháp Shiraishi Nhật Bản; nội khoa can thiệp bút mạch não, mạch tạng, mạch phổi, đặt stent mạch não, mạch tim, mạch thận, điều trị bệnh lý rối loạn nhịp tim bằng RF, tạo nhịp vĩnh viễn (01 buồng tim, 02 buồng tim hoặc 03 buồng tim), siêu âm tim qua thực quản và siêm âm tim cản âm trong chẩn đoán tim bẩm sinh, lọc thận nhân tạo. Nhiều phương pháp điều trị ung thư hiện đại được triển khai như đốt u gan bằng sóng cao tần phẫu thuật nội soi cắt u thực quản, phẫu thuật nội soi ung thư đường tiêu hóa; phẫu thuật thay K khớp gối, xạ trị gia tốc đa lát; can thiệp mạch, vi sóng điều trị ung thư... đã mang lại kết quả thiết thực cho người bệnh.

 

 

 

 

(WOWTIMES) Những cột mốc đáng nhớ trong hành trình 117 năm của Trường THPT Trưng Vương

Ngày 02/10/1905, Hội đồng thành phố quyết định xây dựng nhà thương bản xứ (Hopital indigène). Địa điểm được chọn vốn là một bãi đất trống, có một vài lán trại xiêu vẹo, trống trải của Sở mộ phu mới cất lên, làm nơi tập trung hàng trăm phu mộ ở khắp các tỉnh Bắc Kỳ đợi tàu đi vào các đồn điền cao su Nam Kỳ hay Tân Thế Giới.

Cuối tháng 4/1906, nhà thương xây xong, vẻn vẹn có 3 nhà (pavillon), một phòng khám và nhập viện (nay là phòng Tổ chức và văn phòng Đảng ủy), hai nhà khác (nay là khoa Huyết học và hội trường trung tâm) là phòng điều trị bệnh nhân làm phúc.

 

 

 

 

Năm 1906, thành phố cho xây thêm một nhà cho khoa ngoại, một nhà cho khoa nội, một nhà bếp, một nhà tắm và khu vệ sinh.

Năm 1944, nhà thương được mở rộng thêm trên toàn bộ khu đất cạnh Đề lao. Dãy nhà này thấp bao gồm các phòng quản trị, kế toán, nhà kho, nhà bếp, phòng nhốt bệnh nhân điên và tạm giam giữ những tù nhân có bệnh đến chữa.

Năm 1946, Tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp lần thứ hai nổ ra ở Hải Phòng, bệnh viện rút ra khỏi thành phố về Vĩnh Bảo rồi hòa vào cuộc kháng chiến toàn quốc. Những y tá mới được đào tạo hăng hái gia nhập quân y, một số vào các ngành khác.

Năm 1955, Chính phủ Việt Nam vào tiếp quản, mặc dù đã có 50 năm hoạt động, bệnh viện chính vẫn còn là một cơ sở y tế hết sức nhỏ bé.

Đầu năm 1957, khi các bác sĩ Tiệp Khắc đến Hải Phòng, Bộ y tế đã điều về bệnh viện một số y sĩ, dược sĩ cao cấp, số đông từng là cán bộ lãnh đạo y tế tỉnh về tăng cường cho các khoa, học tập và tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật.

 

 

Bác Hồ về thăm bệnh viện

 

Năm 2005, nhận dịp kỷ niệm 100 năm thành lập, bệnh viện vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.

 

Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp với vai trò là tuyến cuối cùng, cao nhất trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân của thành phố Hải Phòng đang ngày càng trở nên gần gũi, thân thiết hơn đối với mỗi người dân của “Thành phố Cảng”, cũng 

Quyên Nguyễn- Wowtimes (Tổng hợp)


 

Content1 (mobil)
content1nhasangnghiep
Content2 (mobil)
content2