[VIETKINGS-TOPPLUS đề cử] TOP 100 điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam 2023 (P.19): Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau (Cà Mau) – Lưu giữ giá trị đa dạng sinh học nơi cực Nam Tổ quốc

23-04-2023

Khu dự trữ sinh quyển mũi Cà Mau là một trong những điểm đến nổi tiếng mang tính địa lý, văn hóa và sinh thái tiêu biểu của cả nước, với những đặc điểm độc đáo của vùng sinh thái cửa sông, ven biển độc đáo. Mũi Cà Mau còn là địa danh thiêng liêng trong lòng mỗi người dân Việt Nam, ai cũng muốn một lần đặt chân đến điểm cực Nam trên đất liền của Tổ quốc. Ở vùng đất linh thiêng đó, bạn sẽ được một lần chạm tay vào cột mốc chủ quyền đầy kiêu hãnh, hay đứng trên con tàu biểu tượng hướng thẳng ra biển Đông.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau thuộc địa phận 6 huyện Đầm Dơi, Phú Tân, Trần Văn Thời, U Minh, Ngọc Hiển và Năm Căn. Tổng diện tích của khu dự trữ sinh quyển là 371.506ha, chia làm ba phân khu chính: Vùng lõi có diện tích 17.329ha; vùng đệm có diện tích 43.309ha và vùng chuyển tiếp có diện tích 310.868ha.

 

 

 

 

Là các vùng rừng ngập mặn diễn thế nguyên sinh trên đất mới bồi tạo nên bãi sinh đẻ và nuôi dưỡng con non các loài thủy, hải sản cho cả một vùng rộng lớn – vịnh Thái Lan; các hệ thống chuyển tiếp hệ sinh thái đặc trưng từ rừng ngập mặn sang rừng tràm ngập nước theo mùa và những dấu tích cư dân đầu tiên trên vùng đất cực Nam của Tổ Quốc. Khu sinh quyển này là mô hình phát triển bền vững của địa phương thông qua việc bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế và gìn giữ các giá trị văn hóa được thể hiện ở ba vùng lõi là Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ và Dải rừng phòng hộ ven biển Tây Cà Mau. Các vùng đệm và vùng chuyển tiếp bao quanh các vùng lõi làm nên một hành lang rộng lớn, đa dạng cảnh quan và hệ sinh thái, bao gồm các hệ sinh thái rừng ngập mặn, bãi bùn, đầm lầy ngập nước than bùn, hệ sinh thái biển… lưu giữ nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên địa chất phong phú, có giá trị bảo tồn cao, đã và đang được các tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế quan tâm bảo vệ.

 

 

 

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau có 4 đặc trưng sinh thái chính: Hệ thống diễn thế nguyên sinh trên đất bãi bồi; hệ thống chuyển tiếp các hệ sinh thái đặc trưng từ rừng ngập mặn sang rừng tràm ngập nước ngọt theo mùa; là vùng bãi đẻ và nuôi dưỡng con non các loài thủy hải sản cho cả vùng biển rộng lớn.

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

 

 

 

 

Vườn quốc gia Mũi Cà Mau được thành lập năm 2002 với tổng diện tích 41.862 ha, trong đó diện tích đất liền là trên 36% và phần ven biển xấp xỉ 64%, nằm trên địa bàn hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển, cách thành phố Cà Mau hơn 100km. Tháng 4/2013, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau trở thành khu Ramsar thứ 2 tại Đồng bằng Sông Cửu Long và thứ 5 của Việt Nam.

 

 

 

 

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có diện tích khoảng 41.862 hecta. Trong đó, khoảng 15.262 hecta là diện tích vùng đất liền; 26.600 hecta là diện tích vùng ven biển tiếp xúc với đất liền; được chia thành 4 phân khu chính: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (12.203 ha), phân khu phục hồi sinh thái (2.859 ha), phân khu hành chính dịch vụ (200 ha), phân khu bảo tồn biển (26.600 ha). Theo thống kê, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có số lượng động thực vật sinh sống rất phong phú đa dạng, với khoảng 27/32 loài cây ngập mặn đã được phát hiện ở Việt Nam, khoảng 26 loài thú, 93 loài chim, 43 loài động vật bò sát, 139 loài cá khác nhau, với 9 loài lưỡng cư, 49 loài sinh vật phù du, và còn nhiều loài quý hiếm khác… Và có hai loài nằm trong sách đỏ thế giới như: Khỉ đuôi dài, voọc bạc và bốn loài có trong sách đỏ Việt Nam.  Nhiều loài bò sát ở Vườn quốc gia Mũi Cà Mau được ghi trong Sách đỏ của Việt Nam và Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN). 

 

 

 

 

Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là một trong những địa điểm quan trọng thuộc chương trình quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam, nơi nghiên cứu về các loài chim nước ven biển của Việt Nam và vùng châu Á - Thái Bình Dương. Nơi đây có hệ sinh thái rất đa dạng, đặc trưng là hệ động thực vật rừng ngập mặn. Thực vật đặc trưng gồm: sú, vẹt, đước, mắm, tràm.... Động vật khu vực này đa dạng, gồm có: rùa, rắn, trăn, cua, các loại cá nước lợ, ba khía, sóc... Bên cạnh mục tiêu bảo tồn hệ sinh thái, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau còn là nơi thích hợp để phát triển một số loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu khoa học ở khu cấm nghiêm ngặt; tham quan khu nuôi thú rừng; vui chơi, giải trí tại Khu du lịch Công viên Văn hóa Đất Mũi và khu dịch vụ tại trụ sở Vườn quốc gia.

 

 

 

Biểu tượng Mũi Cà Mau là cánh buồm căng gió, hình ảnh tượng trưng cho miền biển, nơi người Cà Mau thường ra khơi đánh bắt thủy hải sản.

 

 

 

Cột Mốc tọa độ GPS 0001

 

 

 

Mốc điểm cuối đường Hồ Chí Minh

 

 

 

 

 

Tượng đài mẹ Âu Cơ và đền thờ Lạc Long Quân

 

 

 

Biểu tượng cua – đặc sản Cà Mau

 

Vườn Quốc gia U Minh Hạ

 

 

 

 

Vườn quốc gia U Minh Hạ có tổng diện tích 8.286 ha, nằm trên địa bàn các xã Khánh Lâm, Khánh An (huyện U Minh) và các xã Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời). Vườn có 3 phân khu chính, gồm: khu bảo tồn hệ sinh thái rừng trên đất than bùn; phân khu phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập nước và phân khu dịch vụ hành chính.

 

 

 

 

Vườn Quốc gia U Minh Hạ được lập trên cơ sở chuyển từ Khu bảo tồn Vồ Dơi nhằm bảo tồn, tái tạo các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái và đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù, rừng tràm trên lớp đất than bùn đặc biệt mà không nơi nào trên thế giới có được.

 

 

 

Đài quan sát cao 24 mét này là một trong ba điểm chính của chuyến tham quan vườn quốc gia U Minh Hạ. Trèo lên đài quan sát, du khách có thể nhìn ra bốn phía của cánh rừng U Minh Hạ rộng lớn. 
 

 

Hệ thực vật rừng có 176 loài, trong đó loài tràm (Melaleuca cajuputii) là loại cây đặc trưng nhất. Tràm chiếm đa số nên người ta đặt tên rừng tràm vì lẽ đó. Rừng tràm U Minh Hạ hiện cũng là một điểm tham quan hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến Cà Mau. Với lợi thế cây tràm giúp rừng U Minh Hạ có được đặc sản mật ong rừng tự nhiên sánh vàng, ngọt mát.

 

 

 

Những cây tràm giống như biểu tượng của rừng U Minh Hạ. 
 

Dải rừng phòng hộ ven biển Tây Cà Mau

Rừng đặc dụng phòng hộ ven biển (biển Tây tỉnh Cà Mau) là nơi nối dài và chuyển tiếp giữa hai hệ sinh thái ngập mặn và ngập nước ngọt theo mùa, hình thành nhiều cảnh quan đặc sắc...

 

 

 

 

Rừng tương đối phong phú về hệ động thực vật. Trong đó chiếm ưu thế thuộc về loài đước đen, mắm trắng, mắm đen, mắm ổi, vẹt dù với quần thể thực vật gồm rừng tái sinh tự nhiên hỗn giao giữa cây đước, cây vẹt và rừng mắm. Rừng phòng hộ biển Tây Cà Mau có diễn thể tự nhiên của rừng ngập mặn ưu thế bởi cây mắm và cây đước, nhất là tại các cù lao cửa sông.

 

 

 

 

Đây là vành đai tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa rất lớn đối với tỉnh Cà Mau và cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong công tác duy trì và bảo vệ các hệ sinh thái bên trong khỏi các thiên tai, các biến cố thời tiết như bão, lũ lụt, tạo sự cân bằng cho môi trường.

 

-----------------------------------------------------------------------

Hành trình tìm kiếm và đề cử TOP 100 điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam 2023 được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) giao cho Trung tâm TOP Việt Nam triển khai từ đầu tháng 4/2023 dưới tiêu chí và góc nhìn của Ban quản lý hành trình Top. Đây là tiền đề cơ sở để Trung tâm Top Việt nam tìm kiếm và vinh danh 100 điểm đến hấp dẫn nhất của 63 tỉnh thành Việt Nam năm 2023. Ngoài ra, Ban quản lý hành trình cùng mong muốn nhận thêm được nhiều đề cử từ các sở ban ngành địa phương trên cả nước để có thể chọn lựa những điểm đến đặc sắc nhất của khắp mọi miền tổ quốc. Từ đó  tăng cường xúc tiến du lịch, góp phần quảng bá các điểm đến của các địa phương. 

Mỗi tuần, các bài đề cử sẽ được công bố rộng rãi trên hệ thống các trang truyền thông chính thức của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VietKings như: kyluc.vn; topplus.vn; bestplus.vn;... Ban quản lý hành trình rất mong nhận được sự quan tâm theo dõi của bạn đọc trong và ngoài nước nhằm tiếp tục quảng bá và tôn vinh các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam.

Mọi thông tin phản hồi xin gửi về Ban quản lý hành trình qua email: . Thời gian nhận thông tin từ ngày 10/4/2023 đến hết ngày 30/5/2023. Kết quả hành trình dự kiến sẽ được công bố vào tháng 6/2023 và gửi công văn thông báo đến các địa phương trong cả nước. TOP 100 điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam 2023 sẽ được công bố và cấp bằng chứng nhận TOP cùng huy hiệu trong sự kiện Hội ngộ TOP Việt Nam gần nhất năm 2023. 

 

Mọi thông tin xin liên hệ xin gửi về:

TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM (VIETKINGS) - TRUNG TÂM TOP VIỆT NAM (TOPPLUS)

 Địa chỉ: 148 Hồng Hà, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh 

Liên hệ: Ms Phi – 0333 108 555

Email: 

Website: www.kyluc.vn/ www.topplus.vn

 
 

 


Theo Diệu Phi (tổng hợp và biên tập, ảnh Internet)


 

Content1 (mobil)
content1nhasangnghiep
Content2 (mobil)
content2