[WOWTIMES – Đề cử Top 100 Làng nghề trăm tuổi Việt Nam 2022 - 2023] (P.96) Làng gốm Biên Hòa – Đồng Nai

12-03-2023

(nienlich.vn) Làng gốm Biên Hòa là một trong những làng gốm nổi tiếng ở Đồng Nai với nhiều sản phẩm gốm nổi tiếng. Đây cũng được biết đến là một trong những làng nghề truyền thống có từ lâu đời tại mảnh đất này. Từ cuối thế kỷ 19, gốm Biên Hòa đã nổi tiếng lừng danh trên làng gốm thế giới và cho tới ngày nay, có rất nhiều những sản phẩm được xem là vô cùng quý hiếm, đặc biệt là những người đam mê sưu tầm đồ gốm cổ.

 

Làng gốm Biên Hòa nằm ven sông Đồng Nai thơ mộng với hơn 300 năm tuổi, nổi tiếng với 2 làng gốm lớn nhất đó là làng gốm Tân Vạn và cụm gốm Trường Mỹ thuật thực hành Biên Hòa đến này vẫn còn tồn tại và phát triển hưng thịnh. Chính nơi đây là nơi bắt nguồn của các làng gốm phương Nam nổi tiếng như gốm Bình Dương, gốm Thủ Đức,… Với hơn 100 cơ sở sản xuất lớn nhỏ bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước, làng gốm là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Biên Hòa.

 

Làng gốm Biên Hòa có lịch sử hình thành từ hàng trăm năm nay. 

 

Các sản phẩm gốm Biên Hòa rất đa dạng về thẩm mỹ bởi cách thể hiện và tài hoa của mỗi nghệ nhân là khác nhau. Có người ảnh hưởng từ nghệ thuật gốm ngoài Bắc, có người Hoa người Khơ me ở tứ xứ nên làm gốm càng đa dạng hơn từ các hoa văn, hình ảnh,… Trước đây, gốm Biên Hòa còn nổi tiếng tới mức còn có trường dạy nghề gốm ở Đông Dương được mở vào năm 1903. Có thể nói thời kỳ này chính là thời kỳ hoàng kinh và hưng thịnh nhất của làng gốm này với tiếng vang lớn khắp các chợ quốc tế lúc bấy giờ như thị tường Nhật Bản, Pháp,… Đó là sự kết hợp phong cách làm gốm của cả Việt Nam với gốm Trung Quốc và gốm Limoge của Pháp.

 

Theo người dân nơi đây, loại đất dùng để sản xuất gốm đen là loại đất sét đặc trưng ở địa phương và một số vùng lân cận. Loại đất này vừa phải đạt độ dẻo, độ bền chắc, vừa phải cho ra được màu đặc trưng của sản phẩm gốm đen ở đây.

 

Nét đặc trưng của gốm Biên Hòa đó chính là việc pha chế men cũng như yếu tố kỹ thuật cao của người thợ làm gốm. Khâu chấm men luôn được xem là khâu quan trọng nhất đòi hỏi người thợ phải là người có kinh nghiệm lâu năm. Nếu không khi nung sản phẩm sẽ khiến chúng dễ bị méo hay biến dạng. Người thợ làm gốm cũng phải lựa chọn những vật liệu tốt nhất để tránh làm ra những sản phẩm kém chất lượng. Khâu chấm men luôn được xem là khâu quan trọng nhất đòi hỏi người thợ phải là người có kinh nghiệm lâu năm.

 

 

 

Đặc trưng của dòng gốm này là các công đoạn làm thủ công và nung bằng lò nung củi trong nhiệt độ khoảng 1 ngàn oC trong thời gian khoảng 3-4 ngày đêm. Chính trong môi trường như vậy, dưới tác động của nhiệt độ cao, khói bụi của luồng lửa táp vào sản phẩm tạo ra men gốm đen, bóng, bền chắc với thời gian. Tuy nhiên, khó khăn ở chỗ vì kỹ thuật làm gốm đất đen phải nung bằng củi với hệ thống lò kiểu cũ nên sẽ ảnh hưởng đến môi trường. Điều này đòi hỏi công tác bảo tồn sản phẩm gốm đen truyền thống cần phải đi đôi với việc tìm ra hướng xử lý khí thải, hạn chế ô nhiễm môi trường khi sản xuất loại gốm này sao cho hài hòa, phù hợp.

 

 

Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, của biến động thời gian, hiện nay các sản phẩm của làng gốm Biên Hòa đều để xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á và Châu Âu. Dù sáng tạo ra nhiều kiểu mẫu hay màu sắc phong phú như thế nào thì làng gốm nơi đây vẫn giữ được những nét đặc trưng của gốm sứ xưa. Mỗi lò gốm đều giữ riêng bí mật làm nghề cho riêng mình về kỹ thuật pha chế men gốm. Bởi vậy, các sản phẩm tại đây không chỉ mang những giá trị sử dụng cao mà còn có giá trị nghệ thuật rất lớn.

 


NQ - kyluc.vn


Content1 (mobil)
content1nhasangnghiep
Content2 (mobil)
content2