Daguerre được sinh ra ở Cormeilles-en-Parisis, Val-d'Oise, nước Pháp. Ông học ngành kiến trúc, thiết kế nhà hát, và vẽ tranh toàn cảnh cùng với Pierre Prévost, người đầu tiên vẽ tranh toàn cảnh ở Pháp.
Thập niên 30 của thế kỷ 19, Louis Daguerre đã phát minh thành công kỹ thuật chụp ảnh. Thời thanh niên ông là một nhà nghệ thuật. Đến năm hơn 30 tuổi, ông thiết kế ra một loại kính đặc biệt, dùng hiệu quả đặc thù để làm hiện lên toàn cảnh của một bức tranh. Trong khi ông theo đuổi công việc làm đó thì nảy sinh ra ý tưởng muốn chế tạo một chiếc máy không cần bút vẽ, không cần sơn dầu mà có thể tự động hiện ra mọi cảnh tượng tức là sáng chế ra một máy chụp ảnh.
Sự cố gắng của ông lúc đầu nhắm chế tạo ra một chiếc máy chụp ảnh thực dụng đã không thành công. Năm 1827, ông gặp Nielfs. Có lẽ lúc đó Nielfs cũng đang cố gắng thiết kế ra một chiếc máy ảnh. Hai năm sau họ trở thành đôi bạn cùng cộng tác với nhau. Năm 1833, Nielfs đột ngột qua đời, Daguerre kiên trì tiếp tục công trình nghiên cứu của mình. Đến năm 1837, ông mới thành công trong việc phát triển một hệ thống chụp ảnh có giá trị thực dụng. Thiết bị đó được goị là máy chụp ảnh Daguerre.
Năm 1839, Daguerre công bố trước công chúng chiếc máy chụp ảnh đầu tiên của mình nhưng không xin được bằng sáng chế độc quyền. Đáp lại, chính phủ Pháp đã cấp tiền trợ cấp hàng năm cho con của Daguerre và Nielfs. Sự công bố về phát minh của Daguerre đã gây dư luận xôn xao trong công chúng. Daguerre đã trở thành nhân vật anh hùng và đón nhận nhiều danh dự. Cùng lúc đó, chiếc máy ảnh của ông thiết kế đã nhanh chóng được sử dung phổ biến rộng rãi. Sau đó không lâu, Daguerre nghỉ hưu.
Ngày 19 tháng 8 năm 1839, chính phủ Pháp tuyên bố phát minh này là "món quà tặng miễn phí cho toàn thế giới".
Sau phát minh ra kỹ thuật nhiếp ảnh của Daguerre và Talbot thì kỹ thuật nhiếp ảnh đã có những bước cải tiến lớn lao như việc xử lý âm bản theo dạng ướt, xử lý âm bản theo dạng khô rồi tiến tới có những cuốn phim như hiện nay như phim màu, điện ảnh, nhiếp ảnh bằng đèn chớp và máy phô-tô-cóp-pi. Mặc dù có rất nhiều người tham gia vào việc phát triển kỹ thuật nhiếp ảnh nhưng dư luận nói chung vẫn đánh giá sự cống hiến của Daguerre là quan trọng nhất. Trước ông, không có một hệ thống nhiếp ảnh nào được gọi là thực dụng trong khi thiết kế của ông đứng về mặt kỹ thuật là hoàn toàn thực dụng và nhanh chóng được sử dụng rộng rãi. Hơn nữa, sự phát minh mang tính đại chúng hoá của ông đã có tác dụng xúc tiến to lớn đối với sự phát triển của ngành nhiếp ảnh.
Theo Liên Minh Kỷ Lục Thế Giới (Worldkings.org)