(Kyluc.vn) Sáng ngày 20 tháng 5 năm 2023, trong cuộc gặp gỡ giữa các Kỷ lục gia, các Lãnh đạo của Tổ chức Kỷ Việt Nam và Thế giới tại Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 52, Liên minh Kỷ lục Thế giới (Worldkings) chính thức trao bằng Công nhận Kỷ lục cho 6 Tân Kỷ lục gia Thế giới.
Sự kiện Hội ngộ với chủ đề “Đủ nắng hoa sẽ nở - Đủ tầm nhìn thấy cơ hội” có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Trung ương và địa phương, Lãnh đạo TW Hội Kỷ lục gia Việt Nam - Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings), cùng gần 500 Kỷ lục gia và các cơ quan thông tấn báo chí.
Đặc biệt, sự kiện Hội ngộ Kỷ lục gia lần này có sự tham dự của Lãnh đạo 2 Tổ chức Kỷ lục Thế giới là Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) và Hiệp hội Kỷ lục Thế giới (WRA).
Nhân dịp này, Liên minh Kỷ lục Thế giới (Worldkings) đã trao bằng xác lập kỷ lục đến 6 Kỷ lục Thế giới mới.
1) GIÁO SƯ, TIẾN SĨ, LINH MỤC TẠ HUY HOÀNG.
Linh mục chính xứ của Giáo xứ Thánh Tống Viết Bường – Tạ Huy Hoàng được xem là tấm gương sáng cho nghị lực dấn thân, sống tốt đời đẹp đạo. Trong suốt chặng đường hoạt động của mình, Linh mục Tạ Huy Hoàng đã dày công nghiên cứu và biên soạn nên những công trình sách đồ sổ để phục vụ cho Công giáo Việt Nam.
Linh mục Tạ Huy Hoàng hiện là Tổng Quản lý Học viện Công giáo Việt Nam và là Linh mục chính xứ của Giáo xứ Thánh Tống Viết Bường (J10 Hương Giang, P.15, Q.10, TP.Hồ Chí Minh). Đồng thời ông cũng dành khá nhiều thời gian để phục vụ cho Đại Chủng viện Thánh Giu-se Sài Gòn, nhất là Học viện Công Giáo Việt Nam (trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam). Ông là vị linh mục tạo ra những công trình sách đồ sộ để phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy về Thánh kinh, thần học, ngôn ngữ, mục vụ… bằng tiếng Anh và tiếng Việt, phục vụ Công giáo Việt Nam.
TS. Biswaroop Roy Chowdhury – Chủ tịch Liên minh Kỷ lục Thế giới – Worldkings; Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Quang Thuận - Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, Thành viên Hội đồng WorldKings toàn cầu; Tiến sĩ Lê Doãn Hợp - Chủ tịch Hội đồng xác lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao chứng nhận Kỷ lục Thế giới đến Kỷ lục gia, Linh mục Tạ Huy Hoàng.
Linh mục Tạ Huy Hoàng là người nghiên cứu và biên soạn hơn 100 đầu sách để dạy học và nghiên cứu về Thánh kinh, thần học, ngôn ngữ, mục vụ… bằng tiếng Việt và tiếng Anh, phục vụ Công giáo Việt Nam. Ông là người đầu tiên trên Thế giới biên soạn và xuất bản bộ sách gồm 04 hạng mục lớn với dữ liệu đồ sộ: “Mục vụ ngành nghề: Hiểu và sống Tin-Cậy-Mến…” (7 tập - 2.750 trang); “Sỏi đá vẫn cần có nhau” (100 tập - 6.010 trang); “Mục lục Ngữ liệu CIVEL” (8 tập - 9.253 trang) cùng hệ thống hơn 400 video clips hướng dẫn, được xem là cuốn Giáo trình Thần học Mục vụ quan trọng phục vụ cho Chương trình Thạc sĩ Mục vụ tại Học viện Công giáo Việt Nam nói riêng và mọi ngành nghề trong đời sống nói chung.
Năm 2022, Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) chính thức tiếp nhận và thông qua hồ sơ Kỷ lục Thế giới đến Linh mục Tạ Huy Hoàng với tiêu chí Linh mục đầu tiên trên Thế giới biên soạn và xuất bản bộ sách ngữ liệu mục vụ ngành nghề “Hiểu và Sống Tin – Cậy – Mến …”, góp phần phục vụ chương trình đào tạo cao học mục vụ ngành nghề tại Học viện Công giáo Việt Nam.
2) KỶ LỤC GIA, NHÀ SƯU TẬP NGÔ THỊ THANH TÂM.
Có duyên biết đến trà, ấm chén từ năm 1993 khi sống ở Đài Loan rồi sau đó trở thành đam mê cho tới bây giờ, Kỷ lục gia Ngô Thị Thanh Tâm đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu về Trà và Trà Đạo. Và từ những đam mê đó, trong gần 30 năm qua, bà Ngô Thị Thanh Tâm đã miệt mài tìm kiếm, sưu tập và sở hữu một bộ sưu tập Ấm - chén Tử Sa với số lượng lên đ��n hơn 1000 chiếc. Bà cho biết bản thân chọn ấm chén tử sa vì ấm là một trong 4 yếu tố quan trọng để pha một ấm trà ngon, đặc biệt ấm tử sa xuất phát từ Nghi Hưng,Trung Quốc - nơi duy nhất trên thế giới có. Hiện giờ, mỏ đất đó đã không cho khai thác hơn 20 năm.
TS. Biswaroop Roy Chowdhury – Chủ tịch Liên minh Kỷ lục Thế giới – Worldkings; Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Quang Thuận -Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, Thành viên Hội đồng WorldKings toàn cầu; Tiến sĩ Lê Doãn Hợp - Chủ tịch Hội đồng xác lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao chứng nhận Kỷ lục Thế giới đến Nhà sưu tập, Kỷ lục gia Ngô Thị Thanh Tâm.
Kỷ lục gia Ngô Thị Thanh Tâm chia sẻ trước đây khi sưu tập bộ ấm chén này chỉ phục vụ cho sở thích cá nhân nhưng bây giờ bà nghĩ cần giới thiệu cho nhiều người đam mê ấm chén biết đến. Bởi những bộ ấm chén Tử Sa tồn tại đến ngày nay là một minh chứng cho sức sống bền bỉ và trường tồn của giá trị văn hóa - lịch sử. Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm muốn truyền thêm ngọn lửa niềm đam mê và sự tự hào cho thế hệ tương lai về một giai đoạn lịch sử tươi đẹp.
Với những giá trị đó, Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) đã chính thức công nhận Kỷ lục gia Ngô Thị Thanh Tâm là Người sở hữu Bộ sưu tập ấm chén Tử Sa “Tâm Trà Diệu Bảo” ở nhiều niên đại có số lượng nhiều nhất Thế giới.
Mr Michael Vincent – Tổng Giám đốc Hiệp hội Kỷ lục Thế giới (WRA) trao bằng KLTG của WRA đến KLG Ngô Thị Thanh Tâm
Bộ sưu tập “Tâm Trà Diệu Bảo” gồm 1,000 ấm và chén Tử sa cũng được Hiệp hội Kỷ lục Thế giới - WRA vinh danh Kỷ lục Thế giới vinh danh tại sự kiện.
3) KỶ LỤC GIA, GIÁO VIÊN NGUYỄN NGUYỆT NGA.
Cô Nguyễn Nguyệt Nga hiện là Founder & CEO của Tập đoàn Giáo dục Toán CamMathrix, được ghi nhận Kỷ lục Thế giới là Giáo viên nghiên cứu, cải tiến và áp dụng thành công chương trình Toán tư duy Finger math (Toán ngón tay) bằng phương pháp “Sợi chỉ ngón tay” đầu tiên trên Thế giới, để ảo tính trong các phép tính: Cộng, Trừ, Nhân, Chia, Lũy thừa, Khai căn, Số thập phân, Số âm, Số nguyên tố, Phân số và Hỗn số.
TS. Biswaroop Roy Chowdhury – Chủ tịch Liên minh Kỷ lục Thế giới – Worldkings; Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Quang Thuận -Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, Thành viên Hội đồng WorldKings toàn cầu; Tiến sĩ Lê Doãn Hợp - Chủ tịch Hội đồng xác lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao chứng nhận Kỷ lục Thế giới đến Kỷ lục gia Nguyễn Nguyệt Nga.
Đây là phương pháp được Kỷ lục gia Nguyễn Nguyệt Nga nghiên cứu, cải tiến từ phương pháp Finger Math truyền thống thông qua việc sử dụng các sợi chỉ ngón tay trên 5 ngón tay của bàn tay trái để tính toán, giúp học sinh vừa thực hiện các phép tính chính xác, nhanh chóng.
4) KỶ LỤC GIA LÊ ĐỨC TRỌNG.
Ông Lê Đức Trọng (sinh ngày 28/04/1957) là Giám đốc công ty cổ phần thiết kế và sản xuất gốm sứ Bát Tràng, suốt quá trình công tác từ năm 1973 đến nay luôn hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật ngành gốm và tham gia một số các ngành liên quan. Dân Bát Tràng gọi ông là “vua lò” bởi ông và Công ty của ông và bản thân ông gần như đã gắn bó cả cuộc đời mình cho ngọn lửa của làng nghề gốm Bát Tràng luôn rực cháy đúng theo nghĩa đen của nó.
TS. Biswaroop Roy Chowdhury – Chủ tịch Liên minh Kỷ lục Thế giới – Worldkings; Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Quang Thuận -Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, Thành viên Hội đồng WorldKings toàn cầu; Tiến sĩ Lê Doãn Hợp - Chủ tịch Hội đồng xác lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao chứng nhận Kỷ lục Thế giới đến Kỷ lục gia Lê Đức Trọng.
Là một người con gốc Bát Tràng, ông Lê Đức Trọng từ lâu đã say mê nghiên cứu, thiết kế, cải tạo, sửa chữa,... nói chung là mọi khâu liên quan đến lò nung gốm. Ông cùng nhóm cộng sự đã nghiên cứu và xây dựng thành công lò gas nung gốm gián đoạn (hay còn gọi là lò con thoi) và bộ buồng sấy sử dụng nhiệt khói thải của lò nung tạo thành bộ thiết bị lò nung tiết kiệm năng lượng, làm thay đổi hoàn toàn phương thức nung gốm truyền thống. Đặc biệt, ông đã sản xuất ra lò con thoi nung gốm có dung tích lên đến 213m3, đốt bằng nhiên liệu LPG, vận hành gián đoạn theo nguyên lý ngọn lửa đảo chiều, giúp sản phẩm nung có chất lượng đồng đều, tăng sản lượng, tiết kiệm nhiên liệu và giảm phát thải khí ra môi trường.
Tại sự kiện, đại diện Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) đã chính thức trao chứng nhận Kỷ lục Thế giới đến ông Lê Đức Trọng với tiêu chí :"Lò con thoi lửa đảo nung gốm với kết cấu vỏ lò di động, vận hành theo nguyên lý sức hút tự nhiên có dung tích lớn nhất Thế giới."
5) KỶ LỤC GIA, NHÀ SƯU TẬP ĐINH CÔNG TƯỜNG.
Sinh ra trong một gia đình có ông bà đều chuộng đồ cổ, niềm đam mê này cũng xuất hiện và ăn sâu vào Đinh Công Tường. Bắt đầu sưu tập gốm từ năm 1995, ông hiện sở hữu bộ sưu tập gốm đồ sộ đủ chủng loại và của các thời kỳ khác nhau với số lượng lên đến khoảng 100.000 món. Những cổ vật gốm sứ của ông Tường đều thuộc hàng “độc, lạ” ở Việt Nam bao gồm đủ các loại hình như: tô, chén, dĩa, ché, lộc bình, chum, thìa, chân đèn... có xuất xứ từ Trung Hoa, Singapore, Pháp, Nhật Bản, Hongkong... với niên đại từ thế kỷ 12 đến đầu thế kỷ 20. Trong đó phải kể đến những bộ sưu tập gốm bản địa Việt Nam bao gồm: Bộ sưu tập gốm Biên Hòa thế kỷ 20; Bộ sưu tập gốm Chu Đậu thế kỷ 14-15; Bộ sưu tập gốm Óc-Eo, Champa và Sa Huỳnh; Bộ sưu tập gốm Quảng Đức…
TS. Biswaroop Roy Chowdhury – Chủ tịch Liên minh Kỷ lục Thế giới – Worldkings; Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Quang Thuận -Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, Thành viên Hội đồng WorldKings toàn cầu; Tiến sĩ Lê Doãn Hợp - Chủ tịch Hội đồng xác lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao chứng nhận Kỷ lục Thế giới đến Kỷ lục gia Đinh Công Tường.
Với bộ sưu tập đồ sộ đó, Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) chính thức công nhận Kỷ lục Thế giới đối với Kỷ lục gia Đinh Công Tường, với nội dung: "Bộ sưu tập các sản phẩm Gốm sứ bản địa xưa của Việt Nam có số lượng nhiều nhất Thế giới, cùng nhiều hiện vật gốm sứ Độc bản ở các dòng gốm". Bộ sưu tập gốm có tổng số lượng lên đến khoảng 100,000 món xuất xứ từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ từ khoảng thế kỷ 1 đến thế kỷ 20. Trong đó nổi bật là các dòng gốm sứ bản địa của Việt Nam, mỗi dòng có số lượng từ 16.000 đến 17.000 món. Gồm có: Gốm Óc Eo, Sa Huỳnh – Champa; Gốm Chu Đậu thế kỷ 14-15; Gốm Quảng Đức; Gốm Biên Hòa. Bộ sưu tập đa dạng về kích thước và chủng loại như lộc bình, chóe, chum, bát, đĩa, chén… Đặc biệt mỗi dòng gốm đều có các sản phẩm Độc bản nổi bật.
6) Chuỗi Bệnh viện HIIMS và phòng khám Shuddhi
Bác sĩ Manish Acharya là một bác sĩ Ayurveda và diễn giả truyền động lực, người chú trọng việc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Với kiến thức sâu rộng của mình, Bác sĩ Manish Acharya Ji đã thay đổi cuộc sống của nhiều người bằng phương pháp điều trị toàn diện bằng những sản phẩm tự nhiên từ thời xưa. Nhiệm vụ của ông là lan tỏa lợi ích của Ayurveda đến với cộng đồng xã hội và giúp những người bệnh được chữa trị bằng những phương pháp tự nhiên. Ông cũng là Đồng sáng lập của chuỗi bệnh viện HIIMS và phòng khám Shuddhi với hơn 1.000 giường bệnh cung cấp nhiều dịch vụ như OPD, IPD, Chăm sóc ban ngày bao gồm các liệu pháp như Y học tư thế, Liệu pháp Zero Volt, Liệu pháp nước sinh hoạt, Liệu pháp ánh sáng, Panchkarma, Chế độ ăn kiêng DIP, Thiền, Yoga và Dòng thời gian sinh học.
TS. Biswaroop Roy Chowdhury – Chủ tịch Liên minh Kỷ lục Thế giới – Worldkings; Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Quang Thuận -Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, Thành viên Hội đồng WorldKings toàn cầu; Tiến sĩ Lê Doãn Hợp - Chủ tịch Hội đồng xác lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao chứng nhận Kỷ lục Thế giới đến ông Manish Acharya - Nhà sáng lập Chuỗi bệnh viện HIIMS và hệ thống phòng khám Shuddhi tại Ấn Độ.
Tại sự kiện Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 52 nhiều hoạt động nổi bật khác cũng đã diễn ra như 12 Lãnh đạo và cá nhân sở hữu Kỷ lục đón nhận Đĩa vàng Sáng tạo và Cống hiến của Viện Kỷ lục Thế giới; 2 Kỷ lục gia Việt Nam được Viện Đại học Kỷ lục Thế giới - WRU trao bằng Tiến sĩ Danh dự nhờ quá trình thực hành và thực chứng kết quả; 12 Kỷ lục Châu Á mới, trong đó nhiều địa phương chính thức đón nhận các Kỷ lục Châu Á về giá trị Ẩm thực và Đặc sản được Tổ chức Kỷ lục Châu Á ghi nhận trong năm 2022-2023 cùng phần trao Top 100 Đơn vị 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam cho các đơn vị, ký kết xúc tiến thương mại giữa các đơn vị và cá nhân sở hữu Kỷ lục...
Nhựt Bình - Vietkings (nguồn ảnh: Vietkings)