Nhiếp ảnh gia, KLG Võ Văn Tường xác lập Kỷ lục VietWorld với bộ 165 ảnh chùa Việt Nam toàn cầu lần đầu tiên triển lãm tại Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ)

25-03-2023

Hơn 50 năm làm bạn cùng chiếc máy ảnh, nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường đã ghé thăm hầu hết các ngôi chùa ở Việt Nam và rất nhiều ngôi chùa Việt trên thế giới. Ði đến đâu ông cũng lưu lại kỷ niệm đáng nhớ bằng những bức ảnh sống động nơi chốn cửa thiền. Từ ngày 2/12-12/12/2022, nhân Đại lễ Tipitaka lần thứ 17, ông đã chọn ra 165 bức ảnh chùa Việt Nam toàn cầu của mình để triển lãm tại Bodh Gaya (Ấn Độ). Sự kiện này này là một làn gió mát mang đến nhiều điều mới mẻ cho bạn bè Quốc tế và được Tổ chức Kỷ lục Người Việt toàn cầu VietWorld công nhận Kỷ lục.

Nhân Đại lễ Tipitaka lần thứ 17 được tổ chức tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ, từ ngày 2/12 đến ngày 12/12/2022, ban tổ chức đã triển lãm 165 hình ảnh ngôi chùa Việt Nam trong nước và nước ngoài nhằm giới thiệu nét mỹ thuật và kiến trúc phong phú của ngôi chùa Việt đến hàng vạn chư Tăng, chư Ni và Phật tử khắp thế giới về đất Phật dự lễ. Bộ ảnh do nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường – một người với hành trình hơn 50 năm lưu giữ hình ảnh chốn thiền thực hiện. Đây là lần đầu tiên những hình ảnh của các chùa chiền, tự viện trên khắp mọi miền đất nước Việt Nam lần đầu tiên có mặt tại Đại Lễ Trùng tụng Tam tạng Thánh điển Pāli lần thứ 17 tại Bodh Gaya, Ấn Độ đánh dấu nhiều điều đặc biệt. 

 

 

 

Đại lễ Trùng tụng Tam tạng Thánh điển Pāli (Tipitaka) được khởi xướng vào năm 2006 tại Bồ Đề Đạo Tràng nhân dịp kỷ niệm 2500 ngày Đức Phật thành đạo. Đây là sự kiện có ý nghĩa to lớn nhất của Phật giáo thế giới được tổ chức ngay dưới cội Bồ đề – nơi Đức Phật thành đạo.

 

Bộ hình ảnh 165 ngôi chùa Việt Nam được KLG Võ Văn Tường phân bổ như sau:

Miền Bắc31 ngôi chùa

 

 

 

 

Miền Trung: 44 ngôi chùa

 

 

 

 

Miền Nam: 55 ngôi chùa

 

 

 

 

Hải ngoại (Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Ấn Độ, Nepal): 35 ngôi chùa

 

 

 

 

Trong đó, chùa cổ: 46 ngôi; chùa Nam Tông người Việt: 34 ngôi; chùa Nam Tông Khmer: 7 ngôi; chùa Thiền tông: 15 ngôi; chùa Khất sĩ: 08 ngôi; chùa Ni giới: 09 ngôi. Kích thước mỗi hình ảnh là 60x90 (cm). Mỗi chùa có phần giới thiệu vắn tắt bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Hindi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cuộc triển lãm với 165 hình ảnh các ngôi chùa Việt trên toàn cầu được chọn lựa kỹ lưỡng và là một làn gió mát mang đến nhiều điều mới mẻ cho bạn bè Quốc tế. Như nước từ trăm sông đổ về một biển, dù Phật giáo trong hai mươi sáu thế kỷ qua đã có những thay đổi nhất định nhưng cốt lõi của Đạo vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu, như chưa hề có cuộc chia lìa với "quê Cha đất Tổ". Đồng thời những hình ảnh ấy còn đem đến sự gần gũi thân thuộc hầu như chẳng có cái gọi là khoảng cách về địa lý hay tách biệt về tâm thức khiến mọi thứ trở nên rất đồng điệu, rất hài hoà.

 

 

 

Triển lãm được thiết kế dọc theo con đường chính dẫn vào Đại Bảo Tháp - nơi mọi người có thể đứng lại ngắm nhìn và cảm nhận chút hương vị Việt Nam dẫu chưa từng đặt chân đến nơi đây

 

 

 

Người Việt hoàn toàn có thể tự hào khi hình ảnh Phật Giáo của nước nhà được biết đến rộng rãi trên chính mảnh đất Phật thiêng liêng
 

Với những giá trị đặc biệt này, ngày 18/02/2023, Tổ chức Kỷ lục Người Việt toàn cầu (VietWorld) đã chính thức công nhận Kỷ lục VietWorld đến Nhiếp ảnh gia, Kỷ lục gia Võ Văn Tường với nội dung: Bộ ảnh triển lãm về 165 ngôi chùa Việt toàn cầu đầu tiên tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ.

 

 

 

 

Lễ trao bằng Kỷ lục VietWorld cho Nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường đã chính thức diễn ra vào sáng 25/3/2023, tại văn phòng của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VIETKINGS (Thành phố Hồ Chí Minh). 

 

 

 

Bà Võ Lưu Lan Uyên - Phó tổng thư ký Tổ chức Kỷ lục Người Việt toàn cầu VietWorld công bố quyết định xác lập kỷ lục.

 

 

 

Ông Lê Trần Trường An (thứ 2 từ trái qua) – Phó Chủ tịch thường trực Tổ chức Kỷ lục Người Việt toàn cầu VietWorld, Ông Dương Duy Lâm Viên (thứ 2 từ phải qua) - Viện trưởng Viện Kỷ lục Việt Nam và các đại diện VietKings cùng trao bằng xác lập Kỷ lục VietWorld đến Nhiếp ảnh gia, KLG Võ Văn Tường

 

Đây là Kỷ lục thứ 7 trong sự nghiệp hơn 30 cầm máy của nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường và là kỷ lục VietWorld đầu tiên của ông. Với ông, việc chụp, lưu giữ và giới thiệu hình ảnh về những ngôi chùa hay tượng Phật đã trở thành một phần việc quan trọng khó có điểm kết của cuộc đời mình. Trong cuộc dạo chơi ấy, ông luôn cố gắng đóng trọn vai trò của một người quảng bá văn hóa, quảng bá cái đẹp, lưu giữ điều linh thiêng và những kỷ lục như một dấu mốc son trong mối duyên lành của nhiếp ảnh Võ Văn Tường và Phật giáo.

Triển lãm 165 hình ảnh này là nỗ lực cung cấp góc nhìn về Phật giáo Việt Nam một cách khách quan hơn cho những ai có mong muốn tìm hiểu về các truyền thống Phật giáo Việt Nam nói riêng và Phật giáo đương đại nói chung, góp phần mang hình ảnh của Đạo trên đất nước hình chữ S tô điểm cho sự đa dạng của Phật giáo trên toàn thế giới. 

 

ĐÔI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA TS. KỶ LỤC GIA, NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH VÕ VĂN TƯỜNG

 

 

 

Chân dung TS. Kỷ lục gia, Nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường

 

Ông Võ Văn Tường sinh ra tại Đà Nẵng và có một quảng đời tuổi thơ gắn bó với vùng đất Thừa Thiên - Huế. Kể từ khi còn là cậu trò nhỏ theo học tại Trường Hàm Long nằm trong chùa Báo Quốc (Huế), ông đã bắt đầu bén duyên với Phật giáo như một mối duyên lành đi cùng ông suốt cả cuộc đời sau này.

Trong môi trường học từ cấp 1 và cấp 2 tại trường Hàm Long, ngày ngày được ngắm nhìn những pho tượng Phật trang nghiêm và được chìm đắm trong không gian thiền tịnh, ông luôn muốn tìm hiểu sâu về những giá trị của Phật giáo. Khi lớn lên, được cha tặng cho chiếc máy ảnh đầu tiên trong đời, ông đã chụp bức ảnh đầu tiên là ảnh “chùa Bảo Quốc”. Và cứ thế những bức ảnh về chùa chiền và phong cảnh Huế được ông lưu giữ mỗi ngày bằng chiếc máy ảnh của mình. 

Ông đam mê và nuôi dưỡng mối duyên lành với Phật giáo trong suốt tuổi đi học. Năm 1971, ông vào miền Nam học đại học tại Viện Đại học Vạn Hạnh và tiếp tục nghiên cứu nhiều về Phật pháp. Đề tài tốt nghiệp đại học (năm 1975) là “Bia, văn ở chùa”Và đề tài bảo vệ Thạc sĩ (năm 1996) của ông cũng hướng về Phật giáo, đó là đề tài “Ngôi chùa trong truyền thống văn hóa làng xã Việt Nam”.

Suốt cuộc đời làm nghề của mình, ông công tác tại nhiều nơi, kinh qua nhiều vị trí nhưng nhiếp ảnh và Phật giáo mới chính là những điều mà ông theo đuổi đến cùng. Dù làm việc trong ngành văn hóa hay ngành giáo dục, ở vai trò của người nghệ sĩ hay người thầy, ông đều thành tâm nghĩ về cửa thiền, về những bức tượng Phật đã đọng sâu trong tâm trí ông từ thời ấu thơ.

Từ năm 1990 đến năm 2019, ông Võ Văn Tường đã có gần 30 tác phẩm về Phật giáo và văn hóa Việt Nam (viết riêng và viết chung) được xuất bản trong và ngoài nước như: Những ngôi chùa danh tiếng Việt Nam (viết cùng ông Nguyễn Quảng Tuân) năm 1990; CD-Rom Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam (song ngữ) Xuất bản năm 1996, tái bản năm 1998; 108 Danh Lam Cổ Tự Việt Nam, 4 ngôn ngữ (năm 2007); Phật tích Ấn Độ - Nepal, 2 ngữ : Việt-Anh (cùng TS. Thích Nhật Từ) năm 2008; Chùa Việt Nam - Những Kỷ lục về Di sản Văn hóa (2019);…. cùng nhiều tác phẩm khác.

 

 

 

Một số tác phẩm của nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường (ảnh tổng hợp)

 

Bên cạnh vai trò của một nhiếp ảnh gia, ông còn tham gia giảng dạy các bộ môn về văn hóa, nghệ thuật nhiếp ảnh, truyền thông tại nhiều trường đại học lớn và các ngôi chùa từ Bắc vào Nam. Ông thường dặn dò lớp trẻ rằng muốn có ảnh đẹp phải đặt tâm hồn mình vào đó. Và muốn chụp ảnh được thì phải có sức khỏe để đi nhiều, chụp nhiều, đủ mọi góc cạnh, khi nào hài lòng mới thôi.

 

 


Theo Diệu Phi - Kyluc.vn


 

Content1 (mobil)
content1nhasangnghiep
Content2 (mobil)
content2