1. CHỢ HOA XUÂN QUÝ MÃO
Theo kế hoạch về tổ chức chợ hoa xuân phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, từ ngày 01/01/2023 - 21/01/2023, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức 91 điểm chợ hoa xuân để phục vụ người dân. Các chợ hoa xuân sẽ trưng bày các loại cây, hoa, quả cảnh và một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống, sản phẩm phục vụ Tết Nguyên đán. Qua đó, phục vụ nhu cầu mua sắm, tham quan, giải trí của nhân dân Thủ đô và khách du lịch trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 trên địa bàn.
Chợ hoa xuân là một nét đẹp truyền thống của người Hà Nội mỗi dịp tết đến xuân về. (Ảnh: internet)
Danh sách 91 điểm hoa xuân tại 26 quận, huyện, thị xã tại Hà Nội:
I. Quận Hoàn Kiếm: 1 điểm
1. Tại các phố: Hàng Lược, Hàng Mã, Hàng Khoai, Hàng Rươi và tuyến phố Bích họa Phùng Hưng (đoạn từ Lê Văn Linh tới Hàng Cót) thuộc phường Hàng Mã.
II. Quận Hai Bà Trưng: 2 điểm
2. Khu đất trong khuôn viên Công viên Thống Nhất phần tiếp giáp với phố Trần Nhân Tông và dọc hai bên vỉa hè từ ngã 3 phố Trần Nhân Tông – Quang Trung đến cổng công viên Thống Nhất, chiều dài khoảng 300m2.
3. Khu đất trong khuôn viên Công viên Tuổi Trẻ do Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội và Công ty TNHH MTV Đầu tư và dịch vụ Tuổi trẻ Hà Nội quản lý (phía cổng 55 phố Võ Thị Sáu, phường Thanh Nhàn), diện tích khoảng 1.500m2.
III. Quận Cầu Giấy: 11 điểm
4. Ô đất N14 – N15 đường Lê Văn Lương, phường Trung Hòa, diện tích khoảng 1.000m2.
5. Ô đất 6.7 – 6.8 đường Lê Văn Lương, phường Trung Hòa, diện tích khoảng 800m2.
6, Ô đất A4 – Khu đô thị Nam Trung Yên, phố Nguyễn Quốc Trị, phường Trung Hòa, diện tích khoảng 1.200m2
7. Ô đất B12 – Khu đô thị Nam Trung Yên, phổ Nguyễn Chánh, phường Trung Hòa, diện tích khoảng 900m2
8. Ô đất số 48 đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, diện tích khoảng 1.000m2.
9. Sân chung cư 347 phố Hoàng Đạo Thúy, phường Trung Hòa, diện tích 700m2
10. Sân cụm nhà chung cư N05 phố Hoàng Đạo Thúy, phường Trung Hòa, diện tích khoảng 500m2.
11. Nhà văn hóa phường Yên Hòa – Số 228 phố Trung Kính, phường Yên Hòa, diện tích khoảng 300m2.
12. Ô đất E4 Khu đô thị mới Cầu Giấy – Phố Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, diện tích khoảng 16.000m2.
13. Khu đất Ao Ải - số 399 đường Lạc Long Quân, tổ dân phố số 1, phường Nghĩa Đô, diện tích khoảng 3.000m2.
14. Khu đất trước chung cư MHDI, đường Nguyễn Văn Huyền, phường Nghĩa Đô, diện tích khoảng 500m2.
IV. Quận Đống Đa: 3 điểm
15. Khu đất ao Thước Thọ - Số 44 phố Hoàng Cầu, phường Trung Liệt, diện tích khoảng 6.000m2.
16. Trung tâm văn hóa – thông tin và thể thao - Số 22 phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, diện tích khoảng 500m2.
17. Công viên văn hóa Đống Đa – Số 4 phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, diện tích khoảng 500m2.
V. Quận Thanh Xuân: 2 điểmm2
8. Công viên Thanh Xuân (tại khu đất đường phía Tây Bắc), phường Nhân Chính, diện tích khoảng 17.000m2.
19. Khu vực sân công cộng, đầu ngõ 64 đường Kim Giang, phường Kim Giang, diện tích 300m2.
VI. Quận Hà Đông: 9 điểm
20. Đường Nhuệ Giang (đoạn từ công trường PTTH Lê Quý Đôn vườn hoa Hà Đông đến Cầu Đen), phường Nguyễn Trãi (cách nút giao thông Cầu Đen 20m), diện tích khoảng 800m2.
21. Khu vực đầu phố Nhuệ Giang (đoạn từ đầu Cầu Trắng đến trung tâm văn hóa thiếu nhi), phường Yết Kiêu, diện tích khoảng 1.450m2.
22. Khu vực hành lang xung quanh chợ Hà Đông (trừ phần diện tích các cửa ra vào và phần bên ngoài dải phân cách mềm của vỉa hè chợ), phường Nguyễn Trãi, diện tích khoảng 400m2.
23. Khu vực đường nội bộ khu đấu giá 2,8ha kết hợp với khu Dự án điểm tiểu thủ công nghiệp làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, diện tích khoảng 1.800m2.
24. Quỹ đất trục phía Tây Bắc thuộc dự án Điểm TTCN làng nghề Vạn Phúc, phường Vạn Phúc (phía ngân hàng VCB), diện tích khoảng 1.300m2.
25. Vỉa hè 2 bên đường Tố Hữu, phường Vạn Phúc, diện tích khoảng 800m2.
26. Quỹ đất trục phía Tây Bắc thuộc dự án Điểm TTCN làng nghề Vạn Phúc, phường Vạn Phúc (phía khách sạn Wyndham), diện tích khoảng 1.577m2.
27. Quỹ đất quảng trường cây xanh đối diện cổng làng nghề Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, diện tích khoảng 2.000m2.
28. Vỉa hè khu vực Ao Rum (cầu Cong), đường Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, diện tích khoảng 500m2.
VII. Quận Hoàng Mai: 1 điểm
29. Khu vực gần hồ Đền Lừ (thuộc địa bàn phường Hoàng Văn Thụ và phường Tương Mai): Khu vực vỉa hè đường 2,5 và đường phía Tây hồ Đền Lê, chiều dài khoảng 1.300m2
VIII. Bắc Từ Liêm: 9 điểm
30. Tại sân vui chơi tổ dân phố Nhật Tảo 3, phường Đông Ngục, diện tích khoảng 700m2.
31. Vị trí khu vực vườn quất dốc Hóa chất TDP Nhật Tào 1, phường Đông Ngạc, diện tích khoảng 10.000m2.
32. Vị trí tại công viên Hòa Bình (phía cổng con Hạc), diện tích khoảng 1.500m2.
33. Đoạn cuối tuyến trục đường Nam Thăng Long đi vành đai IV (đường Tây Thăng Long), có tổng diện tích 7.200m2.
34. Sân chơi tổ dân phố số 7 – Số 101 đường Xuân La, phường Xuân Tảo, diện tích khoảng 1.200m2.
35. Nhà văn hóa số 8 – đường Hoàng Minh Thảo, phường Xuân Tảo, diện tích khoảng 500m2.
36. Ô đất N02-NG - đường Xuân Tảo, tổ dân phố 13, phường Xuân Tảo, diện tích khoảng 2.000m2.
37. Vị trí tại khu vực tuyến đường số 4 vào khu đô thị Tây hồ Tây (đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Hoàng Minh Thảo), diện tích khoảng 1.200m2.
38. Ô đất trống tại ngã ba đường Hoàng Quốc Việt đi Phạm Văn Đồng, diện tích khoảng 5.000m2.
IX. Quận Nam Từ Liêm: 4 điểm
39. Khu vực Quảng trường phía trước cổng sân vận động quốc gia Mỹ Đình, phường Mỹ Đình 1, diện tích khoảng 10.000m2.
40. Khu vực tại vị trí Sân Trung tâm VHTT và điểm vui chơi trước cửa đình Hòe Thị, phường Phương Canh, diện tích khoảng 5.000m2.
41. Khu đất XI vị trí tiếp giáp phố Thị Cẩm và cầu vượt đường sắt thuộc TDP số 3 (Dự án DD1), diện tích 2.500m2.
42. Khu đất X2 thuộc phường Mễ Trì, diện tích khoảng 40.000m2.
X. Quận Long Biên: 4 điểm
43. Khu đất trống thuộc ở quy hoạch Ci2/CQ01 thuộc Khu đô thị Việt Hưng, phường Đức Giang (từ phố Trần Văn Trà đến trụ sở HUD, dài 154m mặt đường Ngô Gia Tự), diện tích khoảng 11.800m2.
44. Khu đất thuộc ô quy hoạch G.3/CCKO2, G.3/NO4 (các ô đất trống mặt đường Cổ Linh, đường Thạch Bản), phường Thạch Bàn, diện tích khoảng 10.000m2.
45. Khu đất thuộc ở quy hoạch E.6/NO2, E.6/NO3, NO4; E.6/CXKO (các ô đất trống mặt đường Cổ Linh), phường Long Biên, diện tích khoảng 15.000m2.
46. Khu đất thuộc ô quy hoạch G.2/CC1, G.2/P3, G.2/CX, G.2NT2 (các ô đất trống mặt đường Cổ Linh), phường Long Biên, diện tích khoảng 10.000m2.
XI. Quận Tây Hồ: 10 điểm
47. Tại hai dãy vỉa hè đường Lạc Long Quân (từ ngã ba đường Âu Cơ Lạc Long Quân đến ngã ba Lạc Long Quân – Xuân La), diện tích 330m2.
48. Vườn hoa Lạc Long Quân và hè phố Nguyễn Hoàng Tôn cắt đường Võ Chí Công – Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, diện tích khoảng 220m2.
49. Vỉa hè đường Võ Chí Công, phường Xuân La: đoạn từ phía trước tòa nhà F đến phía trước tòa nhà B12 tái định cư Xuân La, diện tích khoảng 700m2.
50. Via hè đường Võ Chí Công, phường Xuân La: đoạn từ phía trước Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao quận đến hết địa bàn Xuân La, diện tích khoảng 5.500m2.
51. Không gian biểu diễn nghệ thuật ẩm thực, đường phố quận Tây Hồ (từ đầu đường Vũ Tuân Chiêu đến cuối rộng nhọn dài 300m; đoạn đường đi dài 250m), phường Nhật Tân, diện tích khoảng 2.000m2.
52. Tuyến đường 40m Nam Thăng Long (điểm đầu tư vòng xuyến cầu Nhật Tân, bên phải đường, hướng đi Đông Ngạc) đến ngõ 409 đường An Dương Vương, phường Phú Thượng, diện tích khoảng 10.500m2.
53. Hai bên hè từ phố Tứ Liên đến đê bối, phường Tứ Liên, diện tích khoảng 1.250m2.
54. Vỉa hè đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ: Từ số 195 đường Nghi Tâm Ngã 3 đường Nghi Tàm – đường Âu Cơ, diện tích khoảng 500m2
55. Khu vực phố Từ Hoa, phường Quảng An: phía giáp Hồ Tây từ đầu ngõ 98 phố Từ Hoa đến cuối ngõ 44 phố Từ Hoa, diện tích khoảng 1.000m2.
56. Khu vực chợ hoa Quảng An, phường Quảng An: khu vực đường 5m đối diện Công an 113 từ số 236 Âu Cơ đến 238 đường Âu Cơ, diện tích khoảng 1.000m2.
XII. Huyện Chương Mỹ: 1 điểm
57. Khu Lộc Ninh, Cụm Công Nghiệp Ngọc Sơn, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ (đối diện siêu thị Lan Chi), diện tích khoảng 4.000m2.
XIII. Huyện Đông Anh: 3 điểm
58. Khu vực trung tâm thương mại thuộc các tổ dân phố 3,4 thị trấn Đông Anh, diện tích khoảng 5.000m2.
59. Khu đất thuộc Khu đô thị Nguyên Khê, xã Nguyên Khê, diện tích 5.000m2.
60. Khu đất tại Khu đô thị Tiên Dương, xã Tiên Dương, diện tích khoảng 10.000m2.
XIV. Huyện Đan Phượng: 1 điểm
61. Đoạn đường giao thông từ vườn hoa 19/5 phố Tây Sơn giáp Quốc lộ 32 đến điểm cuối ngã tư Công ty TNHH Xuân Phương, thị trấn Phùng (phía sau huyện ủy Đan Phượng), diện tích khoảng 5.600m2.
XV. Huyện Hoài Đức: 1 điểm
62. Khu vực tại khu đường bao sau Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Hoài Đức.
XVI. Huyện Mê Linh: 1 điểm
63. Chợ hoa xã Mê Linh (nằm trên trục đường QL 23B đoạn qua địa phận xã Mê Linh), diện tích khoảng 1.500m2.
XVII. Huyện Gia Lâm: 4 điểm
64. Khu 31ha, thị trấn Trâu Quỳ, diện tích khoảng 2.000m2.
65. Tuyến phố Đặng Công Chất, xã Yên Viên.
66. Khu vực đường Hải Âu, trước cửa trung tâm thương mại Vinhome Ocean Park, xã Dương Xá, Đa Tốn, Kiêu Kỵ
67. Đường Ỷ Lan (từ ngã tư Phú Thị đến trước cổng UBND xã Đặng Xá), xã Đặng Xá.
XVIII. Huyện Quốc Oai: 2 điểm
68. Khu đấu giá ĐG-03, thị trấn Quốc Oai, diện tích khoảng 5.600m2.
69. Cổng công ty cổ phần chè Long Phú, xã Hòa Thạch, diện tích khoảng 2.000m2.
XIX. Huyện Phú Xuyên: 1 điểm
70. Nhà Văn hóa huyện Phú Xuyên, thị trấn Phú Xuyên, diện tích khoảng 500m2.
XX. Huyện Thanh Trì: 7 điểm
71. Khu vực trong khuôn viên chợ Cầu Bươu, khu vực tiếp giáp mặt đường Phan Trọng Tuệ, xã Tả Thanh Oai.
72. Khu vực trục đường đô thị mới theo hướng từ Đông sang Tây giáp trụ sở UBND xã Đại Áng.
73. Khu vực phía đông dường đối tiếp giáp từ Nhà Văn hóa đến Sân thể thao thuộc Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện (đường Cổ Điển từ ngã tư cắt với đường Vũ Lăng đến ngã ba cắt với đường Quang Lai và ngõ 405 đường Ngọc Hồi, thị trấn Văn Điển).
74. Khu vực giáp chợ Đông Mỹ (đối diện Sở chỉ huy Bộ Tư lệnh Đặc công), xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì),
75. Khu vực chuyển đổi trồng hoa, cây cảnh xã Thanh Liệt giáp đường 53m, đối diện nhà máy xử lý nước thái Yên Xã thuộc xứ đồng Giống – Của Trại, xã Thanh Liệt.
76. Khu vực đường Vũ Lăng dài 200m đoạn từ Công ty Cổ phần Vinafco đến ngã tư cắt với đường di sang hầm chui thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp.
77. Khu vực tuyến đường vành đai 3 (chiều từ Cầu Dậu đến đường Khuất Duy Tiến) gần ngã tư đường Kim Giang và đường vành đai 3, diện tích 750m2.
XXI. Huyện Thường Tín: 3 địa điểm
78. Tại khu vực thị trấn Thường Tín, diện tích khoảng 852m2.
79. Đoạn đường gom kênh Động (từ đường 427 đi cụm Công nghiệp Bắc Thường Tín), xã Văn Tào (đoạn đường hiện chưa lưu thông các phương tiện), diện tích khoảng 5.000m2.
80. Khu vực đường Nguyễn Ý (đoạn từ đường Hoàng Yến đến đường Hoa Ban), xã Hồng Văn, diện tích khoảng 1.000m2.
XXII. Huyện Thanh Oai: 2 điểm
81. Sân vận động xã Bình Minh, diện tích khoảng 3.100m2.
82. Sân nhà thi đấu - Trung tâm văn hóa thông tin và thể thao huyện, thị trấn Kim Bài, diện tích khoảng 2.500m2.
XXIII. Huyện Phúc Thọ: 2 điểm
83. Điểm chợ hoa Xuân khu trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thị trấn Phúc Thọ.
84. Điểm chợ hoa Xuân đối diện cổng làng Tường Phiêu, xã Tích Giang.
XXIV. Huyện Sóc Sơn: 1 điểm
85. Khu đô thị huyện Sóc Sơn, xã Phù Linh.
XXV. Huyện Ứng Hòa: 1 điểm
86. Tại khu vực trung tâm thương mại và nhà ở thị trấn Vân Đình.
XXVI. Thị xã Sơn Tây: 5 điểm
87. Chợ hoa Trung tâm thị xã: Tại bờ hào Thành cổ thuộc các phường Lê Lợi, Quang Trung. Ngô Quyền, diện tích khoảng 1.500m2; khu quảng trường sân vận động thị xã, phường Quang Trung, diện tích khoảng 1.000m2.
88. Tại hè đường ngã ba Vườn hoa Xuân Khanh, phường Xuân Khanh, diện tích khoảng 300m2.
89. Tại chợ Áo Đông, phường Trung Hưng, diện tích khoảng 1.000m2.
90. Tại hè đường 414, giáp Học viện Biên phòng, phường Sơn Lộc, diện tích khoảng 300m2.
91. Chợ nông sản Xuân Sơn, xã Xuân Sơn, diện tích 4.000m2.
2. CHỢ HOA TẾT TRUYỀN THỐNG
Tối nay 6/1 (tức 15 tháng 12 âm lịch), chợ hoa Tết truyền thống Hàng Lược và các hoạt động tại không gian bích họa Phùng Hưng đã khai mạc phục vụ Tết Quý Mão. Chợ hoa Tết truyền thống tại các tuyến phố Hàng Lược, Hàng Mã, Hàng Rươi và Hàng Khoai được người dân Thủ đô quen gọi là chợ hoa Hàng Lược từ lâu đã trở thành một nét sinh hoạt độc đáo của người dân phố cổ nói riêng và người dân Hà Nội nói chung.
Nét đặc biệt của chợ hoa Tết truyền thống là chỉ họp một lần duy nhất trong năm, bắt đầu từ ngày 15 cho đến ngày 30 tháng Chạp và càng gần Tết thì càng đông vui, tấp nập, tạo nên một không gian náo nhiệt mang đậm không khí Tết của Hà thành. Người dân đi chơi chợ Tết, có thể mua sắm những cây quất cảnh, hoa tươi, hoa đào và đồ trang trí, đồ giả cổ, hoa lụa...Bên cạnh việc tổ chức chợ hoa Tết truyền thống, không gian bích họa trên tuyến phố Phùng Hưng (đoạn giữa phố Hàng Cót và phố Lê Văn Linh) được khai trương từ năm 2018 sau khi được tôn tạo chống xuống cấp cũng đã hoạt động trở lại. Khu vực này tổ chức các hoạt động trưng bày, giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làng nghề truyền thống; các dòng tranh dân gian…
Lễ khai mạc chợ hoa truyền thống Hàng Lược diễn ra vào tối ngày 06/01/2023. (Ảnh: baotintuc.vn)
3. "TẾT VIỆT - TẾT PHỐ 2023"
Từ ngày 8/1 đến 28/2/2023, Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội sẽ tổ chức chương trình hoạt động văn hoá Mừng Đảng – Mừng Xuân với chủ đề "Tết Việt - Tết Phố 2023". Chương trình sẽ lần lượt giới thiệu đến công chúng Thủ đô một số hoạt động đáng chú ý phỏng dựng các nghi lễ truyền thống như: Đoàn rước dâng lễ cửa đình, lễ cáo yết Thành Hoàng và cúng tổ nghề, lễ dựng cây nêu… diễn ra từ 13h30 ngày 8/1.
Tham gia chương trình văn hóa "Tết Việt - Tết Phố" năm nay có các đoàn nghệ thuật từ Bạc Liêu, Thừa Thiên - Huế, Thanh Hóa, Phú Thọ, Hải Phòng, mang theo di sản đờn ca tài tử Nam Bộ, ca Huế, múa xòe, hát xoan, múa hát cửa đình…góp phần làm phong phú các hoạt động tôn vinh quảng bá di sản dịp đầu năm mới tại Khu phố cổ Hà Nội.
Đến với Đình Kim Ngân (42 - 44 Hàng Bạc) những ngày này, khách tham quan sẽ được thưởng lãm không gian Tết cũng như giới thiệu con giáp của năm Quý Mão, dựng cây nêu, ông đồ viết thư pháp, giới thiệu các dòng tranh dân gian Hàng Trống, Kim Hoàng, Đông Hồ…
Tại Ngôi Nhà di sản (87 Mã Mây), Ban Tổ chức sẽ sắp đặt và giới thiệu không gian sinh hoạt, đón Tết của một gia đình Hà Nội xưa, ví dụ tổ chức gói bánh chưng; các hoạt động chuẩn bị cho ngày lễ cúng ông Công - ông Táo và ngày Tất niên; giới thiệu nghệ thuật gọt, tỉa và chơi hoa Thủy Tiên...
Vào ngày 7/1 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ) sẽ trưng bày triển lãm tranh chủ đề "Mèo" của nhóm các họa sĩ Hà Nội; giới thiệu nghệ thuật đờn ca tài tử Bạc Liêu; cũng như giới thiệu Di sản âm nhạc Bắc bộ "Chuyện nhạc đồng bằng" của nhóm Đông Kinh Cổ Nhạc.
Bắt đầu từ ngày 6 - 20/1, tại Không gian Bích họa phố Phùng Hưng, các nghệ nhân và thợ thủ công của các làng nghề Việt Nam sẽ giới thiệu các sản phẩm dân gian truyền thống như tranh dân gian, thư pháp, gốm sứ, mây tre đan, đồ chơi tò he, các sản phẩm mặt hàng phục vụ ngày Tết và trình diễn giao lưu một số các loại hình âm nhạc truyền thống vùng miền gồm hát xẩm, múa xòe Thái, đờn ca tài tử...
Chương trình "Tết Việt - Tết Phố 2023" nhằm quảng bá lịch sử, văn hóa, du lịch của Hà Nội tới du khách trong nước và quốc tế. Chương trình sẽ mở rộng sự tham gia của cộng đồng hơn nữa, tạo cơ hội để người Việt khắp đất nước cũng như kiều bào ở xa Tổ quốc cùng hướng về cội nguồn, gắn kết với nhau, cùng chia sẻ những giá trị văn hóa đặc sắc vùng miền và chung tay tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.
Chương trình "Tết Việt -Tết Phố 2023" bao gồm nhiều hoạt động nhằm quảng bá lịch sử, văn hóa, du lịch của địa phương tới du khách trong nước và quốc tế. (Ảnh: internet)
4. BẮN PHÁO HOA ĐÊM GIAO THỪA TẾT QUÝ MÃO 2023
Theo kế hoạch của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội,Dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, Hà Nội sẽ có 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa. Trong đó có bốn trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và hỏa thuật; ba trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp và 24 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp. Quận Hoàn Kiếm có hai trận địa bắn pháo hoa; 29 quận, huyện, thị xã còn lại mỗi địa phương có một trận địa bắn pháo hoa.
Cụ thể, bốn trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp với pháo hoa tầm thấp và hỏa thuật gồm: hai trận địa tại quận Hoàn Kiếm (trước Trụ sở Tòa soạn Báo Hà Nội Mới và trước Bưu điện Hà Nội); một trận địa tại quận Tây Hồ (tại Vườn hoa Lạc Long Quân, trước cổng Ủy ban Nhân dân quận); một trận địa tại quận Nam Từ Liêm (tại khuôn viên đường đua F1, phường Phú Đô). Ba trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp với pháo hoa tầm thấp gồm: trận địa tại quận Hai Bà Trưng (Đảo Tượng đài Bác Hồ và Bác Tôn, Công viên Thống Nhất, phường Lê Đại Hành); trận địa tại quận Hà Đông (Hồ Văn Quán, phường Văn Quán); trận địa tại thị xã Sơn Tây (Thành cổ Sơn Tây).
Thời lượng bắn pháo hoa là 15 phút, thời điểm bắn từ 0h đến 0h15 ngày 22/1/2023 (tức đêm Giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão). Việc tổ chức bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân Thủ đô nhân dịp đón Tết cổ truyền; thi đua lao động, sản xuất lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước năm 2023.
Một số sự kiện bắn pháo hoa tại Hà Nội đã diễn ra. (Ảnh: internet)
5. HỘI CHỮ XUÂN
Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Quý Mão 2023 và Triển lãm thư pháp "Sư đạo tôn nghiêm" diễn ra vào sáng 15/01/2023 (ngày 24 tháng Chạp năm Nhâm Dần), tại Hồ Văn, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Hội chữ Xuân Quý Mão 2023 sẽ mở cửa hàng ngày từ 8h00 đến 20h00 từ ngày 15/01/2023 đến ngày 29/01/2023. Riêng ngày 30 Tết, Hội chữ Xuân mở cửa đón Giao thừa đến 02h00 sáng hôm sau. Các ngày mùng 1, mùng 2 và mùng 3 Tết, Hội chữ Xuân mở cửa đến 22h00.
Hội chữ xuân hàng năm tại Hà Nội. (Ảnh: internet)
Theo thông tin từ Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chủ đề Hội chữ Xuân Quý Mão 2023 là "Sư đạo tôn nghiêm với ý nghĩa: đạo của người thầy được tôn nghiêm thì đạo học, tri thức mới được quý trọng, sự học được tốt đẹp. Với chủ đề này, Ban Tổ chức mong muốn tri ân đến nhiều thế hệ những người thầy mẫu mực của đất nước trong suốt chiều dài lịch sử cho đến nay, bên cạnh đó, cũng thông điệp gửi tới các bạn trẻ biết quý trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của cha ông, trong đó có truyền thống tôn sư trọng đạo.
Hội chữ Xuân Quý Mão 2023 còn tái hiện không gian giáo dục thi cử truyền thống: làng sĩ tử, các cụm tiểu cảnh, các điểm chụp ảnh, check in phục vụ khách du xuân. Nhiều gian hàng của các làng nghề thủ công truyền thống; nhiều trò chơi dân gian đậm nét văn hóa (kéo co, đi dép cao su tập thể,…) cùng chương trình biểu diễn quan họ, rối nước cũng được tổ chức.