[WOWTIMES] Sự Kiện Tết Quý Mão 2023 tại Huế

18-01-2023

(nienlich.vn) Đón tết nguyên đán 2023 tại Huế là một loại các sự kiện truyền thống, mang đậm hơi thở của mảnh đất cố đô như: Lễ húy kỵ vua Gia Long tại Thiên Thọ lăng, Lễ dựng cây nêu tại Triệu Miếu và Thế Miếu, Lễ dâng tiến hương xuân, Tết Huế, Hội Xuân 2023 trên bờ Nam sông Hương, ...

 

1. SỰ KIỆN TẾT TẠI CỐ ĐÔ HUẾ

Đón xuân tại Huế, du khách có thể theo dõi hàng loạt sự kiện tại Cố đô Huế. Cụ thể, Lễ húy kỵ vua Gia Long tại Thiên Thọ lăng (lăng vua Gia Long); Thuyết trình giới thiệu về vua Hàm Nghi do bà Amandi Dabat - Tiến sĩ lịch sử nghệ thuật, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi trình bày; Khai mạc không gian "Vua Hàm Nghi, cuộc đời và nghệ thuật" tại nhà Tế Tửu, Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế... diễn ra vào ngày 10/1.

 

Lăng vua Gia Long, nơi diễn ra nhiều chương trình chào năm mới. (Ảnh: internet)

 

2. LỄ DỰNG CÂY NÊU

Ngày 14/1 diễn ra lễ dựng cây nêu tại Triệu Miếu và Thế Miếu trong Đại Nội Huế.

Dựng cây nêu ngày Tết Nguyên đán là phong tục truyền thống của người Việt. Lễ dựng cây Nêu là nghi lễ cổ có ý nghĩa trong đời sống tâm linh, tập tục truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Dưới triều Nguyễn, tục dựng cây Nêu thường được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp. Cây Nêu được làm bằng tre già, khi dựng lên, đầu ngọn cây Nêu được treo ấn, tín, văn phòng tư bảo, biểu trưng của việc phong ấn để triều đình nghỉ ngơi trong những ngày Tết.Theo đúng lệ xưa, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tái hiện nghi thức Thướng Tiêu thời Nguyễn vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Thông thường, cây nêu ở Thế Tổ Miếu, Triệu Miếu được dựng lên, người dân xung quanh mới có thể bắt đầu dựng nêu. Việc tái hiện lễ dựng nêu ở Đại nội Huế thường niên nhằm mục đích báo hiệu năm cũ hết và người dân đang đón mừng năm mới.

 

Lễ dựng cây nêu tại Triệu Miếu và Thế Miếu trong Đại Nội Huế. (Ảnh: internet)

 

3. CHƯƠNG TRÌNH HƯƠNG XƯA BÁNH TẾT

Ngày 14/01/2023 sẽ diễn ra chương trình Hương xưa bánh tết tại trục đường 23 Tháng Tám khu vực cửa Quảng Đức, Kinh thành Huế. Tại chương trình, nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc đã được diễn ra như thi gói bánh chưng, bánh tét, tổ chức các trò chơi cung đình, trò chơi dân gian, viết tặng thư pháp…

Tương truyền, vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm người tài kế vị, đã cho vời các hoàng tử lại và truyền rằng sẽ truyền ngôi cho người nào cung tiến được món sản vật thể hiện lòng hiếu đạo để tiến cúng tiên vương. Hoàng tử Lang Liêu đã dâng hai loại bánh chưng, bánh dày với biểu tượng trời tròn đất vuông được chế biến từ gạo nếp. Kể từ đó, bánh chưng đi vào lịch sử dân tộc, trở thành một nét văn hóa đặc sắc. Mỗi khi tết đến xuân về, trên mâm cỗ cúng tổ tiên của người Việt Nam không thể thiếu bánh chưng, bánh tét. Chính vì thế , chương trình "Hương xưa bánh Tết" diễn ra với ý nghĩa nhắc nhở con cháu không được quên đi truyền thống gói bánh chưng, bánh tét của cha ông thuở trước.

 

Chương trình Hương xuân bánh tết được diễn ra hàng năm. (Ảnh: internet)

 

4. CHƯƠNG TRÌNH "TẾT HUẾ" 

"Tết Huế" là chương trình mang đặc trưng văn hóa cổ truyền của người dân cố đô diễn ra từ ngày 14/01 đến 17/01  tại Quảng trường Ngọ Môn (khu vực tiếp giáp cửa Quảng Đức), đường 23 Tháng Tám và Lê Huân.

Chương trình sẽ giới thiệu các làng nghề, nghề và sản phẩm truyền thống, đặc sản địa phương... Ngoài ra là hội thi làm mứt, bánh Tết truyền thống, hội thi gói bánh chưng và bánh tét, thi nấu mâm cỗ tất niên...Là một trong những chuỗi hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão 2023 của thành phố Huế nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống Huế; tái hiện, giới thiệu, quảng bá một số hoạt động của người dân Huế đón tết cổ truyền dân tộc, ẩm thực Huế và đặc sản địa phương ngày tết, chương trình “Tết Huế” sẽ giới thiệu, quảng bá các làng nghề, nghề và sản phẩm truyền thống Huế; sản phẩm tiêu biểu, đặc sản của địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn; ưu tiên các sản phẩm truyền thống phục vụ ngày tết; qua đó, giúp người dân địa phương tiêu thụ hàng hóa, đồng thời kết nối, cung cấp, phục vụ nhu cầu của người dân Huế và du khách trong dịp đón Tết cổ truyền dân tộc.

 

 "Tết Huế" là một trong những chuỗi hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão 2023 của thành phố Huế nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống Huế. (Ảnh: internet)

 

5. HỘI XUÂN 2023 BÊN BỜ SÔNG HƯƠNG

Với chủ đề Khát vọng mùa Xuân, Hội Xuân 2023 sẽ diễn ra từ ngày 15/01/2023 đến 27/01/2023 (nhằm ngày 24/12 năm Nhâm Dần đến ngày 06/1 năm Quý Mão) tại khu vực bờ Nam sông Hương.

 

Ngoài việc sử dụng có chọn lọc những mô hình cũ của các Hội Xuân trước, năm nay Trung tâm Công viên cây xanh Huế tăng cường thêm mô hình mới, tăng diện tích trồng hoa mới trên công viên (phía Đông Cồn Dã Viên, Công viên Kim Long, Công viên 3/2), đa dạng chủng loại hoa tạo sự phong phú, hấp dẫn cho Hội Xuân. Trong đó, số lượng hoa trồng trên công viên, điểm xanh và trang trí Hội Xuân 2023 gần 400.000 cây hoa các loại. 

Cùng với Hội Xuân, chợ bán hoa tết sẽ diễn ra từ ngày 11- 21/1 (nhằm ngày 20- 30/12 âm lịch) tại công viên Phú Xuân (đoạn từ Nghinh Lương Đình đến cầu Dã Viên) với khoảng 153 lô.

 

Bờ Nam sông Hương thơ mông, noi diễn ra Hội xuân 2023. (Ảnh: internet)

 

6. BẮN PHÁO HOA ĐÊM GIAO THỪA

Chào đón năm 2023, Thừa Thiên Huế tổ chức bắn pháo hoa tại 3 điểm gồm: TP. Huế (1.000 quả), huyện Phong Điền (500 quả) và huyện Phú Lộc (500 quả). Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế là đơn vị xây dựng phương án bắn pháo hoa tầm cao tại các địa điểm. 

 

Bắn pháo hoa tại thành phố Huế. (Ảnh: internet)

 

Ngoài ra, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp phía trên cột cờ trong chương trình văn nghệ chào năm mới Quý Mão lúc 22h ngày 21/1/2023.

Ngoài ra còn có nhiều hoạt động văn hoá, trò chơi dân gian, thể dục thể thao cũng sẽ được tổ chức tại các huyện, thị và TP. Huế nhân dịp này. 

 


Quyên Nguyễn - Wowtimes (Tổng hợp)


Content1 (mobil)
content1nhasangnghiep
Content2 (mobil)
content2