[WOWTIMES - Bách Niên Cổ Thụ] (P.49) 02 cụ Thị trên 600 năm tuổi tại Thành nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá

15-05-2023

[NIENLICH.VN-WOWTIMES] Hai cây thị cổ mọc bên cạnh di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ ở làng Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) được công nhận là cây di sản Việt Nam, từng là nơi nghỉ ngơi của bộ đội, ẩn trú của xe cộ trên đường hành quân vào chiến trường miền Nam.

Nguồn: Hình ảnh Internet

Đây là hai cây thị đã trên 600 năm tuổi (tương truyền có từ thời Trần-Hồ) nằm ở vị trí trung tâm làng Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc - một làng cổ gắn liền với quá trình hình thành, hưng vong của vương triều Hồ và Thành Nhà Hồ trong lịch sử dân tộc, cách Hào thành phía Nam của Thành Nhà Hồ 30m, nơi đây cũng là dấu tích còn lại của một công trình tôn giáo có vai trò quan trọng phục vụ đời sống tâm linh của người dân Tây Đô suốt nhiều thế kỷ. Trong kháng chiến chống Mỹ, đây từng là nơi nghỉ ngơi của bộ đội, ẩn trú của xe cộ trên đường hành quân vào chiến trường miền Nam. Đây cũng là nơi che chở cho dân làng trước bao trận bom đạn của giặc Mỹ cày xéo trên mảnh đất quê hương. Theo người dân xã Xuân Giai, trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, chịu bao khắc nghiệt của thời tiết, cũng như bom đạn chiến tranh, nhưng hai cây thị cổ vẫn sừng sững vươn mình rộng lớn.

Nguồn: Hình ảnh Internet


Hai cây thị này mỗi cây có chu vi 10 m, cao hơn 20 m, vòng tròn gốc cây nhiều người ôm mới xuể. Thân cây có nhiều mắt lồi to, gốc trồi lên, các rễ kéo dài từ 3 đến 5 m. Tán lá của hai cây thị rất lớn, che mát cả một vùng rộng lớn, tạo nên cảnh quan đẹp cho làng. Đây cũng là địa chỉ thu hút du khách mỗi khi về tham quan di sản thế giới Thành nhà Hồ.

Nguồn: Hình ảnh Internet


Hai cây thị có tuổi đời hơn 600 năm này được trồng ở hai vị trí khác nhau, có khoảng cách hơn 200 mét. Cây thứ nhất nằm cách Hào thành phía Nam của thành nhà Hồ khoảng 30m, cây có chu vi trên 10m, chiều cao trên 20m. Cây thứ hai nằm trong khuôn viên Trường THCS Vĩnh Tiến, có chu vi 9,1m, chiều cao hơn 20m. Mặc dù, hai cây thị "cổ" đã trải qua nhiều thế kỷ, nhưng vẫn trường tồn như những nhân chứng lịch sử, gắn với quá trình con người mở đất lập làng nơi đây.

 


Huy Đức – Wowtimes (Tổng hợp)


 

Content1 (mobil)
content1nhasangnghiep
Content2 (mobil)
content2