[WOWTIMES - Bách Niên Cổ Thụ] (P.53) 03 cây cổ thụ trên đất “Tam Hưng Anh Dũng”, huyện Thanh Oai, Tp Hà Nội

19-05-2023

[NIENLICH.VN-WOWTIMES] 03 cây cổ thụ đó là cây đa, cây bồ đề tại khuôn viên di tích chùa Bối Khê và cây đa ba rễ đầu làng Song Khê. có tuổi đời gần 500 năm thuộc thôn Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 07/5/2023 (kỷ niệm 69 năm chiến thắng Điện Biên Phủ).

Nguồn: Hình ảnh Internet

Thôn Song Khê, xã Tam Hưng là mảnh đất địa linh nhân kiệt với truyền thống bề dày lịch sử, văn hóa, cách mạng. Trên địa bàn thôn có 5 di tích được xếp hạng, trong đó có 3 di tích được xếp hạng di tích quốc gia tiêu biểu: Chùa Bối Khê, đình Kim, nhà thờ Trạng nguyên Nguyễn Trực... Chùa Bối Khê có từ thời Lý và đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia ngày 20-4-1979. Ngày nay, chùa Bối Khê là nơi sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của không những người dân địa phương mà còn là nơi tham quan của khách thập phương chiêm ngưỡng các bảo vật... Đây là niềm vinh dự tự hào ghi thêm những dấu mốc mới đối với cán bộ, đảng viên, nhân dân thôn Song Khê, xã Tam Hưng.

Nguồn: Hình ảnh Internet

Với ngôi đền Đức Ông trước chùa Bối Khê theo tương truyền cùng thời với chùa Bối Khê, là đền trình của chùa. Cây bồ đề được trồng sau khi ngôi đền được xây dựng, có tuổi đời gần 500 năm. Trải qua những thăng trầm cùng thời gian, cây bồ đề biểu tượng của Phật giáo gắn liền với ngôi chùa cổ Bối Khê vẫn hiên ngang vững chãi, tỏa bóng xanh mát trong khuôn viên của di tích. Cùng với đó, cây đa chùa Bối Khê đã có từ rất lâu, hiện vẫn uy nghi trước cổng ngũ môn của chùa. Ngoài cây đa, cây bồ đề nằm trong khuôn viên di tích chùa Bối Khê nói trên, cây đa ba rễ đầu làng Song Khê có từ lâu đời, tạo nên dấu ấn lịch sử cùng năm tháng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, cây đa ba rễ là tụ điểm để du kích và dân làng chống giặc. Dưới gốc cây là hòm thư bí mật, các chỉ thị của cấp trên, cất giữ truyền đơn của Mặt trận Việt Minh. Vì thế, các trận đấu chống càn đã làm cho quân giặc bạt vía, kinh hoàng, góp phần tạo nên thành tích lẫy lừng của du kích Tam Hưng với bốn chữ vàng “Tam Hưng Anh Dũng” (1948). Chùa Bối Khê cũng là nơi tụ điểm hoạt động của du kích xã Tam Hưng. Hệ thống địa đạo ngầm trong lòng đất mà cửa hầm bí mật tại chùa Bối Khê (còn lưu giữ đến ngày nay) thông đến các làng trong xã dài tới mấy ngàn mét. Chùa Bối Khê gắn liền với chặng đường lịch sử oai hùng của dân tộc xứng đáng với niềm ngưỡng vọng của mọi người.
 


Huy Đức – Wowtimes (Tổng hợp)


 

Content1 (mobil)
content1nhasangnghiep
Content2 (mobil)
content2