[WOWTIMES- Dấu Ấn Thế Kỷ] (P.12) Trường mầm non Farming Kindergarten- kiến trúc 9 năm thơ mộng của ngôi trường “mái nhà xanh”

23-08-2022

[VIETKINGS – NIÊN LỊCH &THÀNH TỰU (WOWTIMES)] Trường Mầm Non Farming Kindergarten là một trong các công trình kiến trúc nổi tiếng ở Việt Nam với thiết kế hiện đại, xây dựng trên diện tích 3.430m2. Không gian quanh trường trồng nhiều cây cối xanh tươi, các căn phòng đều có hướng nhìn ra ngoài thoáng mát, tận hưởng ánh sáng tự nhiên tiết kiệm năng lượng điện.

Trường mầm non Farming Kindergarten ở Đồng Nai có tổng diện tích sàn là 3.800 m3 trên diện tích khu đất 10.650 m2, diện tích xây dựng 3.430 m2, diện tích mái 3.840 m2 do Kiến trúc sư nổi tiếng Võ Trọng Nghĩa cùng đồng nghiệp thiết kế. Ngôi trường được hoàn thành vào tháng 10/2013 với thiết kế độc đáo. Phần mái vòm được che phủ bằng lớp cỏ xanh mướt, vừa dùng làm nơi trồng rau và sân chơi ngoài trời cho trẻ, tạo nên sự kết nối tuyệt vời giữa trẻ nhỏ với thiên nhiên.

              

 

Vốn có truyền thống là một nước nông nghiệp, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với những thay đổi khi chuyển sang một nền kinh tế dựa trên cơ sở sản xuất, từ đó có những ảnh hưởng đối với mối trường. Hạn hán, lũ lụt và vùng bị nhiễm mặn tăng lên gây nguy hại tới nguồn cung cấp thức ăn, trong khi rất nhiều phương tiện giao thông là nguyên nhân gây tắc nghẽn hàng ngày và làm ô nhiễm không khí trong thành phố. Sự đô thị hóa nhanh tới mức đã lấy đi của trẻ em Việt Nam không gian, cây xanh và khu vui chơi.

 

 

Nhà trẻ “Farming Kindergarten” là công trình xây dựng nhằm giải quyết những vấn đề trên. Nhà trẻ được xây dựng ngay cạnh nhà máy giày lớn và được thiết kế cho 500 con em công nhân của nhà máy, công trình này được thiết kế như một mái nhà xanh nhằm cung cấp thực phẩm và giáo dục trẻ em về tầm quan trọng của nông nghiệp cũng như tăng diện tích vui chơi cho trẻ.

 

 

Chiến lược môi trường

Tòa nhà được thiết kế trên một dải đất hẹp chạy dài với hai bên cửa sổ có thể tạo tối đa sự thông gió và chiếu sáng tự nhiên. Ngoài ra, kiến trúc và phương pháp tiết kiệm năng lượng đã được áp dụng một cách hoàn toàn và không giới hạn bao gồm: mái nhà màu xanh lá cây để cách nhiệt, mặt tiền màu xanh lá cây để tạo bóng mát và làm nóng nước bằng năng lượng mặt trời. Những thiết bị này được thiết kế rõ ràng và đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục bền vững cho trẻ em. Nước thải nhà máy được tái chế để tưới cây xanh và xả nước cho nhà vệ sinh.

 

 

Chính vì vậy mà nhà trẻ hoạt động tốt mà không cần máy điều hòa không khí trong lớp học dù ở giữa một khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt. Theo ghi nhận đưa ra 10 tháng sau khi hoàn thành, tòa nhà tiết kiệm 25% năng lượng và 40% lượng nước so với kiểu xây dựng thông thường, từ đó giảm chi phí hoạt động rất lớn.

 

 

Hiệu quả tiết kiệm chi phí

Nhà trẻ được thiết kế cho những con em công nhân có thu nhập thấp trong nhà máy, do đó ngân sách xây dựng là khá hạn chế. Sự kết hợp các vật liệu địa phương (ví dụ gạch, ngói) và phương pháp xây dựng đơn giản được áp dụng,từ đó giúp giảm thiểu tác động tới môi trường cũng như thúc đẩy ngành công nghiệp của địa phương. Nhờ nguyên vật liệu tiết kiệm, chi phí xây dựng mỗi một mét vuông chỉ là 500USD bao gồm cả việc xây dựng và thiết bị, đó là giá rẻ cạnh tranh ngay cả trong thị trường Việt Nam.

 

 

Với thiết kế này, công trình không gian xanh trường mầm non Farming Kindergarten đã đạt giải nhì trong cuộc thi FuturArc Prize năm 2013 và lọt top 30 công trình vào vòng chung kết cuộc thi "Công trình đẹp nhất thế giới" của Viện Kiến trúc Hoàng gia Anh – RIBA (Royal Institute of British Architects).


Quyên Nguyễn- Wowtimes (Tổng hợp)


 

Content1 (mobil)
content1nhasangnghiep
Content2 (mobil)
content2