Hồ Hoàn Kiếm (hay còn được gọi là Hồ Gươm) nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, thủ đô Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12ha, bao quanh bởi 3 con phố là Lê Thái Tổ, Hàng Khay và Đinh Tiên Hoàng. Hồ Hoàn Kiếm trở thành địa điểm thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan trong hành trình khám phá thủ đô Hà Nội. Với vẻ đẹp và lịch sử lâu đời, hồ nước ngọt này còn là cảm hứng sáng tác của biết bao nhiêu tác phẩm thơ ca nghệ thuật.
Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả lại gươm thần cho Rùa thần. Theo truyền thuyết, trong một lần vua Lê Thái Tổ dạo chơi trên thuyền, bỗng một con rùa vàng nổi lên mặt nước đòi nhà vua trả thanh gươm mà Long Vương cho mượn để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Nhà vua liền trả gươm cho rùa thần và rùa lặn xuống nước biến mất. Từ đó hồ được lấy tên là hồ Hoàn Kiếm. Tên hồ còn được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) và là hồ nước duy nhất của quận này cho đến ngày nay.
Di tích lịch sử Hồ Hoàn Kiếm
Tháp Rùa

Đền Ngọc Sơn
(1).jpg)
Cầu Thê Húc

Tháp Bút

Tháp Hòa Phong

Đền thờ vua Lê

Lịch sử tên gọi Hồ Hoàn Kiếm
Xưa kia Hồ Hoàn Kiếm có tên gọi là Hồ Lục Thủy (do nước hồ có màu xanh biếc) hay Hồ Thủy Quân (nhà vua thường cho duyệt thủy quân trên hồ). Vào cuối thế kỷ 16, chúa Trịnh cho ngăn hồ thành hai, lấy tên là Hồ Tả Vọng và Hồ Hữu Vọng. Đến thời thực dân Pháp xâm lược nước ta năm 1884, Hồ Hữu Vọng đã bị lấp để mở mang thủ đô, còn hồ Tả Vọng được giữ lại là Hồ Hoàn Kiếm ngày nay.
Tên gọi Hồ Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15, gắn liền với sự tích vua Lý Thái Tổ trả gươm thần cho Rùa Vàng. Truyền thuyết kể lại rằng khi Lê Thái Tổ cầm quân dẹp loạn giặc Minh xâm chiếm nước ta, ông nhặt được thanh gươm Thuận Thiên. Thanh gươm đó chính là gươm thần Long Quân cho nhà vua mượn để đánh giặc. Nhờ có gươm thần, vua đánh đâu thắng đấy, đuổi sạch bóng quân Minh khỏi bờ cõi và lên ngôi năm 1428.
Trong một lần khi vua Lê Lợi dạo thuyền tản mạn trên Hồ Tả Vọng, chợt Rùa Vàng nổi lên và đòi lại gươm thần cho Long Quân. Vua trả gươm rồi Rùa Vàng ngậm gươm lặn mất. Từ đó vua đổi tên hồ thành Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm và cái tên này được sử dụng đến tận ngày nay.