ĐIỂM TIN NGÀY NÀY NĂM XƯA – TIN TRONG NƯỚC
Ngày 5/3/1925: Ngày sinh Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý - Nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam.
Ông có nhiều đóng góp sáng tác từ dòng nhạc tiền chiến như Dư âm đến những ca khúc nhạc đỏ như Dáng đứng Bến Tre, Mẹ yêu con, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ... Ngày 26/12/2019, tác giả của những tuyệt phẩm còn mãi với thời gian đã qua đời tại nhà riêng ở TP Hồ Chí Minh. Năm 2000, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. (Ảnh: baohatinh.vn)
Ngày 5/3/1977: Ngày mất Nhà nghiên cứu vǎn học Hoa Bằng tên thật là Hoàng Thúc Trâm.
Ông quê ở huyện Từ Liêm, Hà Nội. Sinh nǎm 1902. Sinh thời ông được coi là dịch giả tiếng Hán có uy tín nhất. Những bài nghiên cứu của ông có giá trị góp phần phát huy nền Vǎn học dân tộc. Các tác phẩm chính của ông là: Từ điển Hán - Việt, Vǎn chương quốc âm đời Tây Sơn... Ông là thành viên Hội Nhà vǎn, Hội Sử học và Viện Hán Nôm.
Chân dung nhà nghiên cứu văn học Hoàng Thúc Trâm. (Ảnh: thuvienlichsu.com)
ĐIỂM TIN NGÀY NÀY NĂM XƯA – TIN QUỐC TẾ
Ngày 5/3/1943: Gloster Meteor - Máy bay tiêm kích phản lực đầu tiên của Anh có chuyến bay thử đầu tiên.
Dù Me-262 của Đức là dòng máy bay phản lực đầu tiên tham chiến, nhưng máy bay Gloster Meteor mới là dòng máy bay phản lực được thử nghiệm đầu tiên. Nguyên mẫu của Gloster Meteor có chuyến bay thử đầu tiên vào ngày 5/3/1943. Khoảng 1 năm sau đó, dòng máy bay phản lực này được trang bị cho Không quân hoàng gia Anh và tham chiến ở mức độ hạn chế. Do mức độ hoàn thiện công nghệ còn ở mức thấp, máy bay Gloster Meteor chỉ có thể đạt tốc độ tối đa hơn 600km/giờ. Được trang bị 4 pháo 20mm, Gloster Meteor góp phần quan trọng vào quá trình phòng thủ đảo quốc sương mù trước các đợt tấn công bằng tên lửa V-1, mệnh danh là vũ khí báo thù của phát xít Đức. Ít nhất 14 quả tên lửa V-1 đã bị Gloster Meteor bắn hạ. Tới năm 1945, các đơn vị Gloster Meteor tham gia các chiến dịch săn lùng máy bay phát xít trên bầu trời nước Đức.
Máy bay Gloster Meteor. (Ảnh: qdnd.vn)
Ngày 5/3/1970: Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1968 và bắt đầu có hiệu lực sau khi được 43 quốc gia phê chuẩn.
Kể từ đó đến nay đã có 191 quốc gia tham gia, trong đó có Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp. Hiệp ước được tóm tắt thành 3 nguyên tắc trụ cột: Không phổ biến, Giải giới và Quyền sử dụng kỹ thuật hạt nhân cho mục đích hòa bình.