ĐIỂM TIN NGÀY NÀY NĂM XƯA – TIN TRONG NƯỚC
6/5/1951 - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức được thành lập
Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành sắc lệnh thiết lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Ngân hàng có nhiệm vụ: Quản lý ngân quỹ quốc gia, quản lý ngoại tệ, quản lý kim dụng bằng các thể lệ hành chính, đấu tranh tiền tệ với địch.
Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam Tại Hà Nội - Ảnh: Internet
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời để góp phần giải quyết những khó khǎn về kinh tế tài chính, đẩy mạnh kháng chiến. Ngân hàng có kế hoạch cho nhân dân vay vốn phát triển sản xuất, giúp công thương mở mang kinh doanh. Riêng nǎm 1953-1954 Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đã giúp đỡ nông dân ở 620 xã, phát động quần chúng giảm tô cải cách ruộng đất và lập được 8605 quỹ vay mượn tương trợ..
ĐIỂM TIN NGÀY NÀY NĂM XƯA – TIN THẾ GIỚI
6-5-1937 - Thảm kịch rơi khinh khí cầu khổng lồ Hindenburg
Vào ngày 6-5-1937, khinh khí cầu khổng lồ Hindenburg của Đức bất ngờ bốc cháy, rồi phát nổ trên bầu trời Mỹ, đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của một phương tiện đường không từng thịnh hành trên thế giới vào đầu thế kỷ XX. Phải mất 76 năm sau đó, các nhà điều tra mới tìm ra nguyên nhân của thảm kịch kinh hoàng này.
LZ 129 Hindenburg là khinh khí cầu lớn nhất, nhanh nhất và sang trọng nhất trong lịch sử. Ảnh: Internet
Vào ngày 3-5-1937, khinh khí cầu Hindenburg đã khởi hành từ Frankfurt, Đức để tới Lakehurst, Mỹ. Mọi chuyện diễn ra suôn sẻ cho tới sáng ngày 6-5-1937.
Ảnh: Ảnh: Live Science
Lúc khoảng 7h25, khi còn cách mặt đất khoảng 60 mét, Hindenburg đột ngột bốc cháy dữ dội ở phần đuôi. Một chuỗi phản ứng tiếp theo đó khiến lửa nhanh chóng lan tới phần đầu khinh khí cầu.
Khinh khí cầu Hindenburg bị thiêu rụi chỉ trong chưa đầy 1 phút. Ảnh: Live Science
Phần đuôi bốc cháy khiến Hindenburg mất cân bằng, đâm xuống đất, khiến một vùng rộng lớn thuộc Lakehurst, bang New Jersey, Mỹ chìm trong khói lửa. Toàn bộ khinh khí cầu cháy rụi chỉ trong chưa đầy 1 phút. Đám đông gần 1.000 khán giả chờ đón Hindenburg trên mặt đất kinh hãi, bỏ chạy tán loạn
Một số hành khách và thành viên phi hành đoàn liều mình nhảy từ độ cao hơn 10 mét xuống đã may mắn sống sót. Tuy nhiên, thảm họa bất ngờ khiến 35 nạn nhân trong tổng số 97 người có mặt trên khinh khí cầu (gồm 36 hành khách và 61 thành viên phi hành đoàn) thiệt mạng. Một người khác trên mặt đất cũng tử nạn khi Hindenburg lao xuống.
06/05/1994: Khánh thành đường hầm Eo biển Manche
Vào ngày này 1994, trong một buổi lễ do Nữ hoàng Anh Elizabeth II và Tổng thống Pháp Francois Mitterand chủ trì, một đường hầm đường sắt dưới Eo biển Manche đã chính thức mở cửa, nối liền nước Anh và châu Âu lục địa lần đầu tiên kể từ kỷ băng hà
Tổng thống Pháp Francois Mitterrand và nữ hoàng Elizabeth II tại lễ khánh thành đường hầm qua eo biển Manche. Ảnh: AFP.
Là đường hầm dưới biển dài nhất thế giới, Chunnel đi ngầm dưới mặt nước 23 dặm (37km), với độ sâu trung bình là 150 ft (45m) dưới đáy biển. Mỗi ngày, có khoảng 30.000 người, 6.000 xe hơi và 3.500 xe tải đi qua Chunnel trên các chuyến tàu khách, tàu con thoi và tàu hàng.
Kỹ sư Graham Fagg cùng đồng nghiệp người Pháp Philippe Cozette trong ngày lịch sử 1-12-1990. Ảnh: Getty.
Hàng triệu tấn đất đã được di chuyển để xây dựng hai đường hầm đường sắt – một hướng bắc và một hướng nam – và một đường hầm dịch vụ. Trong giai đoạn cao điểm, mười lăm nghìn người đã tham gia xây dựng đường hầm, và đã có mười người thiệt mạng trong quá trình xây dựng.
Bảng đồ mô tả hệ thống đường hầm - Ảnh: Internet
Năm 1996, Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ (American Society of Civil Engineers) xác định Đường hầm Eo biển Manche là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại.
Chí Thanh - Tổng Hợp