Sinh ra ở thành phố New York, Gould là người lớn tuổi nhất trong ba người con trai. Cha ông là biên tập viên sáng lập của Scholastic Magazine Publications tại thành phố New York. anh lớn lên ở Scarsdale, một vùng ngoại ô nhỏ của New York, và theo học trường trung học Scarsdale. Ông tốt nghiệp Cử nhân Khoa học vật lý tại Union College, nơi ông trở thành một thành viên của Hội Sigma Chi, và bằng thạc sĩ tại Đại học Yale, chuyên về quang học và quang phổ.
Tia laser có một vài thuộc tính khá đặc biệt. ánh sáng này là đơn sắc bởi chúng được tạo ra bởi cùng các photon giống nhau và cùng bước sóng. Bản thân bước sóng cũng quy định màu sắc của ánh sáng. Ngoài ra, tia laser cũng khá “nhất quán” về biên độ, bước sóng. Cũng chính từ đặc tính này mà chùm sáng laser thường rất “chặt” và tập trung, không phân tán.
Tiến sĩ Townes, phụ trách phòng thí nghiệm bức xạ thuộc Đại học Columbia (New York), đã áp dụng ý tưởng của mình để tạo ra các chùm bức xạ vi sóng vô hình sử dụng chất trung gian là a-mô-ni-ắc. Đồng nghiệp của Townes gọi thiết bị là maser ( khuếch đại vi sóng thông qua kích thích bức xạ). Maser đầu tiên không có khả năng phát ra các chùm bức xạ liên tiếp và người tìm ra giải pháp khắc phục vấn đề này là các nhà khoa học Nga, Nikolai Basov và Aleksandr Prokhorov. Năm 1964, hai nhà khoa học này vinh dự nhận giải Nobel cùng với tiến sĩ Townes.
Ngay sau sự ra đời của maser, câu hỏi lớn là liệu công nghệ này có được áp dụng để tạo ra các chùm sáng hữu hình. Tiếp tục hành trình, tiến sĩ Townes cùng em rể Arthur Schawlow (làm việc cho phòng thí nghiệm danh tiếng Bell) đã đặt nền tảng lý thuyết cho một “maser quang học” trên tạp chí Physical Review xuất bản năm 1958. Đặc biệt, họ có ý tưởng đặt gương ở hai đầu chất trung gian, nhờ đó các photon có thể bật qua bật lại, tăng hiệu năng của laser. Tuy nhiên, ý tưởng quan trọng quyết định tính khả dụng của laser hữu hình chỉ xuất hiện vào năm 1957 và người "tình cờ" nắm bắt được ý tưởng này là Gordon Gould- nghiên cứu sinh của Đại học Columbia (học trò của tiến sĩ Townes). Ngay sau khi tia chớp sáng tạo vụt qua, Gould đã viết đầy 6 trang giấy về chi tiết phương thức hoạt động của thiết bị. Trong ghi chép của mình, Gould cũng là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ laser (trong khi tiến sĩ Townes vẫn gọi là maser quang học). Sau khi phác thảo hết ý tưởng, Gould lập tức tới phòng công chứng địa phương để công chứng bản thảo. Tuy nhiên, ông đã sai lầm khi không đăng ký bản quyền. Gould tưởng phải thí nghiệm thành công, có mẫu làm việc hẳn hoi mới được đăng ký bản quyền. Tới năm 1959, Gould mới vác đi đăng ký thì quá muộn vì các bạn đồng nghiệp cùng phòng thí nghiệm đã nhanh tay từ trước đó.
Phải mất 30 năm kiện tụng với Văn phòng quản lý sáng chế Hoa Kỳ và những công ty dùng tia laser, cuối cùng Gould đã thắng kiện năm 1987 và đăng ký tới 47 sáng chế, kiếm vài triệu đô la.
Theo Liên Minh Kỷ Lục Thế Giới (Worldkings.org)