ĐẠO DIỄN LÊ QUÝ DƯƠNG: "PHÙ THỦY" CỦA CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VIỆT

Tốt nghiệp thủ khoa chuyên ngành nghiên cứu, lý luận, phê bình sân khấu tại Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh khóa 1985 - 1990, ngay từ khi còn là sinh viên khi mới tròn 22 tuổi, Lê Quý Dương đã sáng tác kịch bản đầu tay "Chợ đời", tác phẩm chính thức được dàn dựng và đạt Huy chương Vàng Hội diễn Sân khấu Chuyên nghiệp Toàn quốc năm 1990 tại Hà Nội. Vở diễn này được bốn cây đại thụ của âm nhạc, hội họa, sân khấu và kỹ thuật ánh sáng tham gia dàn dựng. Đó là đạo diễn dàn dựng NSƯT Vũ Minh, họa sĩ Trần Lưu Hậu thiết kế sân khấu. Nhạc sĩ Doãn Nho sáng tác âm nhạc và kỹ thuật ánh sáng do nghệ sĩ Việt Hồ đảm nhận. Cùng năm đó, anh được kết nạp và là hội viên tác giả trẻ nhất của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam.
Từ "Chợ đời” năm 1990, Lê Quý Dương đã liên tục sáng tác nhiều kịch bản sân khấu như “Muỗi người” năm 1991 do đạo diễn NSND Lê Hùng và thiết kế sân khấu do NSND Doãn Châu thực hiện năm 1991 tại Nhà hát Kịch Hà Nội. Năm 1992, Lê Quý Dương cùng cố đạo diễn NSƯT Đoàn Anh Thắng và tác giả Nguyễn Quang Vinh dàn dựng vở “Đi giữa đời lặng lẽ”. Tiết mục tham gia Hội Diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc gây tiếng vang lớn.
Ngay sau khi tốt nghiệp Đại học Sân khấu Điện ảnh, Lê Quý Dương được đặc cách nhận về công tác tại Phòng Nghệ thuật của Cục Nghệ thuật Sân khấu, nay là Cục Nghệ thuật biểu diễn, thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Năm 1993, Lê Quý Dương có một quyết định táo bạo khi bán nhà để sang du học tự túc, chuyên ngành Đạo diễn sân khấu biểu diễn tại Học viện Kịch nghệ Liên Bang Úc - NIDA - National Institute of Dramatic Art. Tại xứ người, du phải làm nhiều nghề lao động vất vả để sinh sống và học tập, nhưng năm 1995, Lê Quý Dương thi đỗ học bổng OPRS tại Đại học News South Wales.
Năm 1998, Lê Quý Dương là người tiên phong mở đầu cho phong trào sân khấu thử nghiệm tại Việt Nam với các vở diễn “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” (Lưu Quang Vũ) 1998, “Giấc mộng đêm hè” (William Shakespeare) 1999, “Ngôi nhà đông người” (John Romeril) 2000 dựng tại Trường Sân khấu Điện ảnh TP.HCM và Nhà hát Kịch TP.Hồ Chí Minh.
Năm 2001, Lê Quý Dương được Chính phủ Liên bang Úc và Khối Liên hiệp Anh trao tặng Giải thưởng Nghệ thuật mang tên cố Thủ tướng Anh, Winston Churchill với thành tích ứng dụng các tinh hoa nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam và châu Á vào sân khấu đương đại Úc qua vở diễn “Lời thỉnh cầu mùa Xuân”.
Năm 2002, Lê Quý Dương thi đỗ học bổng William Fulbright của Mỹ, được Thủ tướng Úc John Howard viết thư chúc mừng.
Năm 2003, Lê Quý Dương được trao giải thưởng Paul Verhoeven cho phim ngắn "She".
Từ năm 2006 đến nay, đạo diễn Lê Quý Dương đã tự mở ra một hướng đi mới cho sự nghiệp của mình bằng việc sáng tạo và dàn dựng hàng loạt lễ hội và sự kiện văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch trên sân khấu quảng diễn quy mô lớn dọc theo chiều dài của đất nước, kết hợp chặt chẽ giữa các giá trị văn hóa truyền thống bản địa với những sáng tạo hiện đại.

Cùng với Festival Huế, Ông cũng là người sáng tạo ý tưởng, viết kịch bản và kiêm tổng đạo diễn dàn dựng cho hơn 50 chương trình lễ hội và sự kiện lớn trên khắp cả nước. Tiêu biểu như: Festival Võ cổ truyền Quốc tế (Bình Định); Festival Dừa (Bến tre); Festival Gốm (Bình Dương); Festival Cà Phê (Đắk Lắk); Festival lúa gạo (Sóc Trăng); Festival Đờ Ca Tài tử (Bạc Liêu); Festival Biển (Nha Trang); Festival Di sản Đông Dương (Quảng Nam)…
Lê Quý Dương và công ty của mình đã thiết lập 6 Kỷ lục Việt Nam với các chương trình sự kiện Lễ hội và trở thành một thương hiệu lớn trong thị trường văn hóa nghệ thuật tại Việt Nam, khu vực và quốc tế.
Đạo diễn Lê Quý Dương đã vinh dự được GS.TS. Trần Văn Khê, đại diện Hội đồng Âm nhạc, Văn chương và Nghệ thuật của UNESCO trao tặng Bằng Danh dự vì những đóng góp xuất sắc trong việc gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam.
CÂU CHUYỆN THÀNH CÔNG CÙNG NHỮNG ƯỚC MƠ, KHÁT VỌNG
Hơn mười năm học tập và làm việc tại nước ngoài, tác giả - đạo diễn Lê Quý Dương đã tạo dựng một sự nghiệp sân khấu vẻ vang, tự hào cho người Việt Nam ở xa Tổ quốc. Anh đã sáng tác và dàn dựng nhiều tác phẩm sân khấu kịch và nhạc kịch lớn, đạt nhiều giải thưởng quốc tế danh giá.
Các tác phẩm sân khấu đánh dấu tên tuổi của Lê Quý Dương tại nước ngoài bao gồm: “Thỉnh cầu mùa xuân” (City Moon Theatre - Sydney 1994); A Graveyard for the Living” (Belvoir Street Theatre 1996), “Market of Lives” (Theatre South - Sydney 1998), “Meat Party" (Playbox - Melbourne Festival 1999), “Motherland” (Chamber Made Opera - Melbourne Festival 2000), “Lời thì thầm từ thế giới bí mật” (Melbourne Festival 2001)...
Lê Quý Dương đã dành giải thưởng văn học danh giá của Australia - Queensland Premier’s Literary Award for Best Drama Stage (2001) do Thủ hiến bang Queensland ngài Peter Beatie trao tặng.
Tại Pháp, Lê Quý Dương làm việc với nhiều nhạc sĩ, diễn viên và nghệ sĩ Pháp, cùng nhà soạn nhạc nổi tiếng Dominique Probst và Douglas Horton dàn dựng vở "Motherland" bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp và Việt Nam, được giải thưởng của Hiệp hội các Nhà Soạn nhạc và Biên kịch Pháp mang tên Beaumarchais.
Tại Anh, Lê Quý Dương đã phối hợp cùng nghệ sĩ Geaoff Gilham xây dựng thành công chương trình sân khấu giáo dục, sử dụng các kỹ năng sân khấu như một hệ phương pháp năng động và hiệu quả trong giáo dục hiện đại.
Dù sống và làm việc tại nước ngoài, những dịp nghỉ hè đạo diễn Lê Quý Dương vẫn luôn trở về Việt Nam tham gia dàn dựng và đào tạo tại Trường Sân khấu Điện ảnh và các nhà hát, với mong muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho các nghệ sĩ trẻ.
Sau khi tốt nghiệp Đạo diễn Điện ảnh tại Trường Điện ảnh Los Angeles Film School theo học bổng Fulbright của Mỹ từ năm 2002 - 2004), Lê Quý Dương chính thức trở về Việt Nam sinh sống và làm việc.
Về nước cuối năm 2004, ngay đầu năm 2005 anh đã sáng tác, dàn dựng và cùng Nhà hát Múa rối Trung ương trình làng vở diễn sân khấu thử nghiệm độc đáo kết hợp rối nước với nghệ thuật sắp đặt mang tên “Những giấc mơ bí mật của Tễu và Kangaroo”.

Gần đây nhất, Lê Quý Dương lại gây bất ngờ với khán giả và đồng nghiệp tại Festival Sân khấu Thử nghiệm Quốc tế 2019 tại Hà Nội với vở diễn “Mơ rồng”, tiết mục đặc biệt kết hợp sân khấu rối nước với nghệ thuật hình thể và hiệu ứng kỹ thuật hiện đại do Nhà hát Múa Rối Thăng Long thực hiện.
Sau mỗi chương trình, Lễ hội kết thúc, “cha đẻ” của các lễ hội, Lê Quý Dương lại thích “trốn” ra một góc quán nhỏ ngồi một mình cho tất cả những vui buồn lắng đọng sâu vào trong tâm hồn và cảm xúc của mình để nuôi dưỡng những sáng tạo nghệ thuật mới...

Anh cho biết: Nghề đạo diễn rất khó bởi đạo diễn không thể làm việc đơn lẻ một mình mà phải làm việc với nhiều người với các cá tính khác nhau, phải làm sao để kích thích niềm cảm hứng sáng tạo cho họ và khó hơn là làm sao để mọi người tin mình mà đồng hành trên con đường sáng tạo với mình. Ðiều quan trọng nhất là phải ý thức rõ về trách nhiệm và bổn phận đối với công việc của mình, không phải vì tiếng tăm thương hiệu, mà vì đông đảo khán giả và những người tin tưởng trao chương trình cho mình làm. Tất cả cũng chỉ vì một điều là chương trình phải để lại dấu ấn và cảm xúc, phải mang tới một giá trị trong đời sống tinh thần và nhận thức của con người.
Lê Quý Dương hiện đang là người Việt Nam đầu tiên giữ cương vị Chủ tịch Diễn đàn Festival Quốc tế và được bầu vào Ủy viên Ban Chấp hành với hai nhiệm kỳ liên tục 2014 - 2018 và 2018 - 2022) của Hiệp hội Sân khấu Thế giới trực thuộc UNESCO với hơn 140 quốc gia và tổ chức thành viên - ITI/UNESCO.
Bên cạnh đó, Ông là Phó Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA).
NHỮNG DẤU MỐC VÀ GIẢI THƯỞNG QUAN TRỌNG TRONG SỰ NGHIỆP
- Năm 1985-1990: Đỗ thủ khoa Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội chuyên ngành Lý luận Phê bình Sân khấu.
- Năm 1990: Viết kịch bản sân khấu đầu tay "Chợ đời", tác phẩm chính thức được dàn dựng và tham gia Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, đạt Huy chương Vàng, được kết nạp và là hội viên tác giả trẻ nhất của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam khi tròn 22 tuổi.
- Năm 1995: Thi đỗ học bổng OPRS tại Đại học News South Wales
- Năm 1997: Đạt Giải thưởng Hội đồng Sách Quốc gia Úc về dịch vở kịch Úc sang Tiếng Việt.
- Năm 1998: Học bổng NSW trong Sáng tác trình diễn
- Năm 1998: Tốt nghiệp học viện nghệ thuật sân khấu quốc gia Úc (NIDA)
- Năm 1999: Giải nhất Cuộc thi viết kịch PlayBox/Asialink
- Năm 1999: Giải thưởng AsiaLink Residency cho Nghệ thuật biểu diễn
- Năm 1999: Giải thưởng Tài trợ của Hội đồng Úc trong sáng tác trình diễn
- Năm 2000: Giải thưởng Văn học cấp G00 NSW cho vở kịch sân khấu hay nhất tại Pháp
- Năm 2000: Giải thưởng AWGE cho vở kịch sân khấu
- Năm 2000: Học bổng của Hiệp hội quốc gia Pháp cho các nhà soạn kịch.
- Năm 2001: Được Chính phủ Liên bang Úc và Khối Liên hiệp Anh trao tặng Giải thưởng Nghệ thuật mang tên cố Thủ tướng Anh, Winston Churchill với thành tích ứng dụng các tinh hoa nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam và châu Á vào sân khấu đương đại Úc qua vở diễn "Lời Thỉnh Cầu Mùa Xuân".
- Năm 2002: Thi đỗ học bổng William Fulbright của Mỹ, được Thủ tướng Úc John Howard viết thư chúc mừng.
- Năm 2002: Giải thưởng Tài trợ Văn hóa Van Polier, Fulbright trong lĩnh vực Điện ảnh
- Năm 2003: Tốt nghiệp Điện ảnh Los Angeles ở Hollywood (Califonia – USA)
- Năm 2003: Được trao giải thưởng Paul Verhoeven cho phim ngắn "She"
- Năm 2003: Giải III Quốc tế Harley-Merrill về viết kịch bản phim tại Liên hoan phim Cannes, Pháp
- Năm 2006: Tác giả - Tổng đạo diễn chương trình “Đêm Hoàng cung” - Festival Huế 2006
- Năm 2006: Bằng khen của TP.Huế cho Festival Huế 2006 do Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trao tặng
- Năm 2006: Tác giả - Tổng đạo diễn chương trình “Huyền thoại cuộc sống” – Liên hoan Sân khấu quốc tế lần II”
- Năm 2006: Bằng khen của tỉnh Quảng Nam cho Festival Di sản Đông Dương
- Năm 2006: Đạo diễn xuất sắc nhất nhận Giải thưởng Đổi mới và sáng tạo cho tóc phím "Huyền Thoại Cuộc Sống" từ Hiệp hội Nghệ sĩ Sân khấu kịch Việt Nam.
- Năm 2006: Bằng khen Hội đồng Tp.Hồ Chí Minh cho sự phát triển của Sân khấu kịch Tp.HCM do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
- Năm 2007: Nhận Bằng khen danh dự từ Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê - UNESCO vào việc bảo vệ và Phát triển Di sản Văn hóa và Nghệ thuật Truyền thống Việt Nam.
- Năm 2007: Tác giả - Tổng đạo diễn chương trình “Nha Trang Điểm Hẹn – Festival Biển Nha Trang 2007”
- Năm 2007: Bằng khen của tỉnh Khánh Hòa cho Festival Biển Nha Trang do Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa trao tặng
- Năm 2007: Tác giả - Tổng đạo diễn chương trình “Lễ hội Quảng Nam - Hành Trình Di Sản – Festival Quảng Nam 2007”
- Năm 2008: Tác giả - Tổng đạo diễn chương trình “Lễ kỷ niệm 310 năm Biên Hòa – Đồng Nai” – Festival Đồng Nai 2008
- Năm 2008: Tác giả - Tổng đạo diễn chương trình “Đêm thế giới Café Trung Nguyên” – Festival Cà Phê Đắk Lắk 2008
- Năm 2008: Tác giả - Tổng đạo diễn chương trình "Huyền thoại sông Hương” - Festival Huế 2008
- Năm 2008: Tác giả - Tổng đạo diễn chương trình “Khai mạc Lễ hội Tây Sơn”, “Chung kết Cuộc thi Hoa hậu”, “Bế mạc Lễ hội Tây Sơn” – Festival Bình Định 2008”
- Năm 2008: Xác lập Kỷ lục Chương trình lễ hội văn hóa nghệ thuật trên sông được dàn dựng với quy mô lớn nhất Việt Nam.
- Năm 2008: Xác lập Kỷ lục Dàn trống lễ hội dân tộc lớn nhất Việt Nam
- Năm 2008: Xác lập Kỷ lục Triển lãm sắp đặt có số lượng mặt nạ tuồng và hình ảnh lớn nhất từ trước đến nay.
- Năm 2008: Bằng khen của tỉnh Bình Định cho Festival Tây Sơn 2008 do Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định trao tặng
- Năm 2008: Tác giả - Tổng đạo diễn chương trình “Lễ hội Đêm Hoàng Cung – Festival Huế 2008”
- Bằng khen của TP Huế cho Festival Huế 2008 do Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trao tặng
- Năm 2009: Bằng khen của tỉnh Đồng Nai cho Festival kỷ niệm 310 năm Biên Hòa do Ủy ban Nhân dân tỉnh Biên Hòa trao tặng
- Năm 2010: Giải thưởng Doanh nhân Australia - Kuschem Vietnam của Hiệp hội Doanh Nghiệp Úc (Auscham) tại Việt Nam
- Năm 2010: Tác giả - Tổng đạo diễn chương trình “Khai mạc Lễ hội Dừa Bến Tre”, “ Lễ Hội Ẩm Thực”, “ Lễ Kỷ Niệm 50 Năm Ngày Bến Tre Đồng Khởi” - Festival Dừa Bến Tre 2010”
- Năm 2010: Tác giả - Tổng đạo diễn chương trình "Hành trình mở cõi”, “Lễ hội Huyền Thoại Sông Hương”, “Đêm Hoàng Cung” - Festival Huế 2010
- Năm 2010: Tác giả - Tổng đạo diễn Chương trình “Lễ hội Gốm sứ Quốc Tế” - Festival gốm sứ Việt Nam - Bình Dương 2010
- Năm 2010: Xác lập Kỷ lục: "Hành trình mở cõi" - Chương trình sân khấu hóa về lịch sử được dàn dựng lớn nhất
- Năm 2010: Xác lập Kỷ lục: Triển lãm nghệ thuật sắp đặt bằng nhiều loại sản phẩm gốm nhất.
- Năm 2010: Tác giả - Tổng đạo diễn Chương trình “Lễ kỷ niệm 221 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa” – Festival Bình Định 2010
- Năm 2011: Tác giả - Tổng đạo diễn Chương trình Festival Cà Phê (Đắk Lắk) 2011
- Năm 2011: Xác lập Kỷ lục Đạo diễn chương trình nghệ thuật sắp đặt bằng cà phê hạt và vận dụng văn hóa Tây Nguyên lớn nhất.
- Năm 2011: Tác giả - Tổng đạo diễn Chương trình Festival Lúa Gạo lần thứ II - 2011
- Năm 2012: Tác giả - Tổng đạo diễn Chương trình “Liên hoan Quốc tế Võ Cổ truyền Việt Nam lần thứ IV – Festival Bình Định 2012”
- Năm 2012: Tác giả - Tổng đạo diễn Chương trình “Lễ khánh thành Càng Hàng Không Quốc Tế Phú Quốc – Phú Quốc Đảo Ngọc Cánh Cánh Cùng Đất Nước”
- Năm 2012: Tác giả - Tổng đạo diễn Chương trình “Lễ hội Trống và các Nhạc cụ gõ Quốc tế tại Việt Nam lần thứ 1 –Festival Huế 2012”
- Năm 2012: Tác giả - Tổng đạo diễn Chương trình Lễ hội “Đêm Hoàng Cung lần IV – Festival Huế 2012”
- Năm 2012: Tác giả - Tổng đạo diễn Chương trình ”Thiên hạ Thái Bình - Festival Huế 2012”
- Năm 2012: Tác giả - Tổng đạo diễn Chương trình “Khai mạc Lễ hội Dừa Bến Tre lần thứ IV - Festival Dừa Bến Tre 2012”
- Năm 2012: Tác giả - Tổng đạo diễn Chương trình “Lễ hội đường phố - Festival Dừa Bến Tre 2012”
- Năm 2012: Tác giả - Tổng đạo diễn Chương trình “Hội thi Người đẹp xứ Dừa - Festival Dừa Bến Tre 2012”
- Năm 2012: Tác giả - Tổng đạo diễn Chương trình “Bế mạc Lễ hội Dừa Bến Tre lần thứ IV và Đăng quang Người đẹp xứ Dừa - Festival Dừa Bến Tre 2012”
- Năm 2013: Tác giả - Tổng đạo diễn Chương trình “Lễ khai mạc Lễ hội Dua Ghe Ngo – Festival Sóc Trăng 2013”
- Năm 2013: Tác giả - Tổng đạo diễn Chương trình “Bốn mùa tình ca”
- Năm 2013: Festival các trường Sân khấu Quốc tế Khu vục Châu Á – Thái Bình Dương
- Năm 2014: Tác giả - Tổng đạo diễn Chương trình Lễ hội “Đờn ca Tài tử Quốc gia lần thứ 1 – Festival Bạc Liêu 2014”
- Năm 2014: Tác giả - Tổng đạo diễn Chương trình Lễ hội “Đêm Hoàng Cung lần 5 – Festival Huế 2014”
- Năm 2014: Tác giả - Tổng đạo diễn Chương trình “Lễ kỷ niệm 225 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa” Festival Bình Định 2014
- Năm 2015: Tác giả - Tổng đạo diễn Chương trình “Khai mạc Lễ hội Dừa lần thứ IV – Festival Bến Tre 2015”
- Năm 2015: Tác giả - Tổng đạo diễn Chương trình “Bế mạc Lễ hội Dừa lần thứ IV – Festival Bến Tre 2015
- Năm 2015: Tác giả - Tổng đạo diễn Chương trình “Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng Bình Định – Festival Bình Định 2015”
- Năm 2015: Tác giả - Tổng đạo diễn Chương trình “Heritage Fashion 15th Anniversary”
- Năm 2016: Tác giả - Tổng đạo diễn Chương trình Lễ hội “Đêm Hoàng Cung lần 6 – Festival Huế 2016”
- Năm 2017: Tác giả - Tổng đạo diễn Chương trình “Mở rộng bàn tay bạn bè” Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa 2017
- Năm 2017: Tác giả - Tổng đạo diễn chương trình “Lễ hội hoa xuân Ecopark – Hà Nội 2017”
- Năm 2017: Tác giả - Tổng đạo diễn Chương trình “Đêm khai mạc Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2017”
- Năm 2018: Tác giả - Tổng đạo diễn “Chương trình lễ kỷ niệm 1050 năm nhà nước Đại Cồ Việt – Festival Ninh Bình 2018”

- Năm 2019: Tổng đạo diễn chương trình “Lễ hội 990 năm Thanh Hóa”
- Năm 2021: HCV Liên hoan kịch nói toàn quốc 2021 với vở kịch “Làm vua”

- Năm 2022: Tác giả kịch bản- Tổng đạo diễn chương trình Kỷ niệm 200 năm ngày sinh Danh nhân Văn hóa Nguyễn Đình Chiểu tại Khu Lăng và mộ Nguyễn Đình Chiểu – Di tích Quốc gia đặc biệt tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Tại chương trình này, đạo diễn Lê Quý Dương đã lên ý tưởng và mời nhạc sĩ - ca sĩ người Thụy Điển Pamela Hedstroem và nhạc sĩ Dominique Henry Probst người Pháp để sáng tác hai ca khúc mới dành riêng cho chương trình dựa trên cảm hứng từ tác phẩm Lục Vân Tiên của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu. Đây là dấu ấn đột phá và sáng tạo đưa chương trình lên đúng quy mô và tầm vóc quốc tế. Điều này đã mở rộng bán kính ảnh hưởng và tính phổ cập của tác phẩm Lục Vân Tiên trên những chiều cảm nhận, đánh giá và phong cách sáng tạo khác nhau của các nghệ sĩ quốc tế.
Sự kiện này đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VietKings có quyết định xác lập Kỷ lục Việt Nam đến đạo diễn Lê Quý Dương là Người khởi xướng ý tưởng và tổng đạo diễn chương trình nghệ thuật đầu tiên có hai nghệ sĩ quốc tế sáng tác và biểu diễn trực tiếp hai ca khúc lấy cảm hứng từ tác phẩm “Lục Vân Tiên” của Danh nhân Văn hóa Nguyễn Đình Chiểu.
Dự kiện Kỷ lục sẽ được trao tặng đến Kỷ lục gia, Đạo diễn Lê Quý Dương trong thời gian tới.