[WOWTIMES- Tinh Hoa Đất Việt] Nghệ nhân đóng giày Trịnh Ngọc- người đóng giày lâu nhất Sài Gòn.

18-07-2022

[VIETKINGS – NIÊN LỊCH &THÀNH TỰU (WOWTIMES)] Thập niên 1950 là thời vàng son của người nghệ nhân đóng giày Trịnh Ngọc. Ông từng được mời đóng giày cho quốc vương Norodom Sihanouk và hoàng thân Campuchia.

Nghệ nhân đóng giày Trịnh Ngọc, sinh năm 1931 tại Bạc Liêu. Ông đã đóng giày thủ công từ những năm 1950 đến tận bây giờ. Trên tầng 3 của một tiệm giày nhỏ, nằm trên đường Lý Chính Thắng, Quận 3, TP.HCM, người thợ đóng giày gần 90 tuổi, vẫn ngày ngày tỉ mẩn đóng giày thủ công cho các ca sĩ nổi tiếng, doanh nhân và cả những vị khách đến từ phương Tây.

 

 

                             

 

Gần 70 năm trong nghề, ông Ngọc đóng giày từ lúc mới 19 tuổi, thời còn ở Campuchia đến khi hồi hương về Việt Nam. Đi cùng bao thăng trầm của đất nước Campuchia lẫn Việt Nam, ông Ngọc đã đóng giày cho không biết bao nhiêu vị khách quý đặc biệt như cựu hoàng Campuchia Norodom Sihanouk, một số vị là lãnh đạo Việt Nam.

 

 

 

 

Nghề đóng giày thủ công ở Việt Nam hình thành cách đây vài chục năm, đã tạo nên không ít những thương hiệu nổi tiếng gắn liền với nhiều hộ gia đình ở Sài Gòn. Tuy nhiên, theo thời gian, giày nhập ngoại đổ bộ ồ ạt, khách hàng dần không còn thiết tha với những đôi giày thủ công vốn nổi tiếng về sự bền chắc và êm chân. Đã có rất nhiều người thợ không thể tiếp tục sống được với nghề, nhưng nghệ nhân Trịnh Ngọc vẫn ngày ngày dành hết tâm huyết và thời gian của mình để làm ra những đôi giày thủ công.

 

 

 

 

(Wowtimes) Một cuộc đời, một sự nghiệp của nghệ nhân đóng giày Trịnh Ngọc

Năm 1946, lúc đó ông 15 tuổi, ly hương rồi lập nghiệp trên đất Campuchia, phụ việc trong tiệm đóng giày Tây.

Sau sáu năm vừa học lóm vừa mày mò, cuối cùng chàng trai trẻ tự tin mở tiệm giày Đức Phát trong sự ngỡ ngàng của nhiều người. Tiệm giày nằm đối diện với cửa hàng Pháp Jean Compte-Peugeot, chủ tiệm giỏi ngoại ngữ, giao tiếp được bằng cả tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Hoa nên sớm được khách nước ngoài chú ý. Tiệm giày ngày càng phát đạt, nhiều khách người nước ngoài, chính khách, các trí thức như giáo sư, bác sĩ, kỹ sư… tìm đến. Tiệm giày của chàng trai người Việt nhanh chóng nổi tiếng khắp Nam Vang.

Thập niên 1950 là thời vàng son của người nghệ nhân. Tiệm giày còn đặt ở Campuchia mang tên Đức Phát, nổi tiếng khắp thủ đô Phnom Penh, được giới thượng lưu và các chính khách Campuchia thời đó ưa thích, nên hoàng gia Campuchia đã chọn ông là người đóng giày cho hoàng cung, trong đó, đóng nhiều nhất là cho Quốc vương đương thời Norodom Sihanouk.

Năm 1967, ông sang Pháp theo học chương trình đào tạo chính thức tại Trường L'École A.B.C De Dessin tại Paris. Ông nói, muốn đóng được một đôi giày đẹp, người thợ lành nghề ngoài kỹ thuật còn phải giỏi về nhân chủng học, giải phẫu bàn chân, phân biệt được nhóm chân của các dân tộc trên thế giới…

Năm 1970, Lon Nol đảo chính lật đổ chính quyền Sihanouk, tàn sát người Việt ở Campuchia, ông trốn thoát và được đưa về Việt Nam trên chuyến tàu hồi hương.

Tay trắng. Ông về lại ngôi nhà của cha mẹ trên đường Phát Diệm, không còn dụng cụ đóng giày, cũng không ai biết người thợ giày trở về từ Nam Vang. Một thời gian không làm gì được, cuối cùng ông quyết định thử vận bằng cách chủ động làm giày và đem đi chào hàng ở thương xá Tax, thương xá Crystal Palace.

Chất lượng những đôi giày của ông được tiểu thương đánh giá cao, thậm chí bán được giá gấp mấy lần giá tiền ông ký gửi. Tiếng lành đồn xa, khách mua và yêu chuộng. Từ một vài người đến nhà đặt, thấy chất lượng giày tốt, họ cứ thế truyền tai nhau cho đến khi ngoài hẻm nhà người thợ đóng giày có dãy ô tô của khách đặt giày nối nhau đợi. Những ông “vua hippie” thuở ấy, rồi các nghệ sĩ danh tiếng… đều là khách quen của tiệm giày Trịnh Ngọc.

 

 

 

 

Gần 70 năm trong nghề, đôi lúc ông Ngọc cũng muốn nghỉ làm để có thời gian riêng cho bản thân, tuy nhiên cứ được vài hôm ông lại xách búa ra gõ vì nhớ nghề. Dù có nhiều gợi ý là nên tăng giá đóng giày để xứng đáng với công sức bỏ ra ông vẫn từ chối. Bởi ông Ngọc luôn xem đóng giày là một nghệ thuật, không muốn mang ra để kinh doanh kiếm lời.


Quyên Nguyễn- Wowtimes (Tổng hợp)


 

Content1 (mobil)
content1nhasangnghiep
Content2 (mobil)
content2