Sự Kiện Kỷ Niệm - 08.07.2019 - Kỷ niệm 139 năm việc chủng ngừa thành công bệnh đậu mùa đầu tiên bởi Benjamin Waterhouse, năm 1880

08-07-2019

(WORLDKINGS.ORG - Kyluc.vn) Đậu mùa là một căn bệnh truyền nhiễm của riêng loài người, gây bởi hai dạng virus Variola major và Variola minor.

Đậu mùa gây bệnh trong các mạch máu nhỏ ở da, miệng và cổ họng. Ở vùng da, bệnh gây ra những vết ban nổi sần đỏ đặc trưng, sau đó da bị phồng giộp những vết sần chứa nước. Virus V major độc hại hơn, gây tử vong trong số 30-35% bệnh nhân. V minor gây dạng bệnh nhẹ hơn, giết khoảng 1% bệnh nhân. Biến chứng lâu dài của việc nhiễm V major là các sẹo đặc trưng, thường là ở mặt, ở 65-85% số nạn nhân. Nạn nhân cũng có thể bị mù vì giác mạc bị sẹo.

Benjamin Waterhouse sinh ngày 4 tháng 3 năm 1754 tại Newport, thuộc địa của Rhode Island và Providence Plantations mất ngày 2 tháng 10 năm 1846 tại Cambridge, Massachusetts là một bác sĩ, đồng sáng lập và giáo sư của Trường Y Harvard. Ông nổi tiếng là bác sĩ đầu tiên thử nghiệm thành công vắc-xin đậu mùa ở Hoa Kỳ. Cuộc thử nghiệm sử dụng huyết thanh đậu nành để ngắn ngừa bệnh đậu mùa được tiến hành trên chính đứa con trai Daniel 5 tuổi của ông.

Waterhouse đầu tiên viết thư cho Tổng thống John Adams, người bạn cùng phòng cũ của mình, hy vọng sẽ truyền bá thông tin về việc chủng ngừa ngăn ngừa bệnh đậu mùa nhưng không được hồi đáp. Sau đó, ông đã viết một bức thư cho Phó Tổng thống Thomas Jefferson mang tên 'Một viễn cảnh tiêu diệt bệnh đậu mùa.'

Jefferson trả lời với một bức thư vào ngay ngày Giáng sinh năm 1800, và nhanh chóng ủng hộ ông. Khi Jefferson trở thành Tổng thống vào năm sau, Waterhouse đã giới thiệu phương pháp chủng ngừa đậu mùa của Edward Jenner tại Hoa Kỳ. Ông đã cố gắng duy trì sự độc quyền đối với vắc-xin cowpox, vì cả hai lý do tài chính và để bảo vệ vắc-xin từ các bác sĩ không đủ năng lực hoặc gian lận. Waterhouse đã thực hiện việc chủng ngừa đầu tiên tại Hoa Kỳ cho bốn đứa con của mình.

Theo Liên Minh Kỷ Lục Thế Giới (Worldkings.org)


Theo Vân Nguyễn - kyluc.vn


 

Content1 (mobil)
content1nhasangnghiep
Content2 (mobil)
content2