Cầu cảng bắt đầu xây dựng vào 28 tháng 7 năm 1923 và hoàn thành xây dựng, đưa vào hoạt động ngày 19 tháng 3 năm 1932.Từ cầu cảng du khách có thể chiêm ngưỡng được khung cảnh đầy ấn tượng của thành phố như nhà hát con sò Opera Sydney, biểu tượng tháo Sydney nổi tiếng của đất nước chuột túi.
Một đầu cầu của cầu cảng là Dawes Point thuộc khu vực The Rocks. Đoạn đường bằng qua cầu được gọi là Bradfield Highway, có tổng chiều dài 1,5 dặm được xem là đường xa lộ dài nhất đất nước Úc. Việc xây dựng Cầu Cảng Sydney bắt đầu vào năm 1924 và dùng tới 1.400 nhân lực, với chi phí xây dựng lên tới 4,2 triệu do công ty Dorman Long and Co of Middlesbrough của Anh đảm nhiệm thi công.
Có tới 800 gia đình sống trên con đường quy hoạch xây cầu đã được di dời và nhà cửa của họ bị phá hủy mà không có bất kỳ bồi thường nào khi cây cầu bắt đầu xây dựng. 16 người lao động đã mất trong quá trình xây dựng cầu.
Cây cầu được thiết kế kiểu cầu vòm, với chiều dài 1149 met, rộng khoảng 49 met, độ cao từ đỉnh vòm đến chân cột cầu là 139 met. Nhịp chính dài tới 503 met, độ cao gầm cầu so với mặt nước biển tầm 49 met (tính theo chỗ võng nhất ở giữa cầu). Sáu triệu đinh tán bằng tay và 53.000 tấn thép đã được sử dụng trong xây dựng, mỗi lần sơn lại 30.000 lít sơn. Chia làm 8 làn đường giao thông và hai tuyến đường sắt, một ở mỗi hướng, nhưng vào thời điểm xây dựng, hai làn xe phía đông là đường xe điện.
Cầu Cảng Sydney Harbour Bridge cũng là một trong những địa danh nổi tiếng nhất của Úc. Đây là cây cầu thép lớn nhất thế giới (nhưng không phải là lâu nhất) với đỉnh cầu nằm cách bến cảng 134 mét. Nó được người dân địa phương gọi như là 'Coathanger' vì thiết kế dựa theo cảm hứng mái vòm.
Theo Liên Minh Kỷ Lục Thế Giới (Worldkings.org)