Viện Pasteur Sài Gòn (nay là Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh) là chi nhánh đầu tiên ngoài nước Pháp của Viện Pasteur Paris. Albert Calmette, một trong những học trò của Louis Pasteur được giao nhiệm vụ thành lập, tổ chức và điều hành viện đầu tiên. Với không đầy 3 năm ở Sài Gòn, ông đã khởi đầu và hoàn thành một khối lượng công việc đồ sộ, vừa xây dựng cơ sở vừa cải tiến kỹ thuật để làm một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh và sản xuất được vắc xin đậu mùa, vắc xin chống bệnh dại, nghiên cứu về bệnh lý nhiệt đới, làm men rượu, sản xuất huyết thanh chống nọc rắn hổ mang.
Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh có chức năng nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ về phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm; đào tạo và chỉ đạo tuyến; hợp tác quốc tế; tổ chức các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm và tổ chức cung cấp các dịch vụ về y tế dự phòng, y tế công cộng đáp ứng nhu cầu xã hội theo quy định của pháp luật trên địa bàn khu vực phía Nam và các địa phương được phân công theo yêu cầu của Bộ Y tế.
Hơn một thế kỷ, đất nước Việt Nam đã trải qua một chặng đường lịch sử sôi động, đầy biến cố. Trên một mảnh đất có bề dày lịch sử hàng nghìn năm, nhưng còn nghèo nàn, lạc hậu, trong một đất nước có khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho nhiều dịch bệnh hoành hành, ViệnPasteur Thành phố Hồ Chí Minh như một ngọn nến, thắp sáng cho con đường nghiên cứu khoa học vì sức khỏe cộng đồng của người Việt.

Những nghiên cứu của ViệnPasteur Thành phố Hồ Chí Minh đã đóng góp lớn lao vào hành trình bảo vệ sức khỏe người dân, giúp đất nước thoát khỏi những cơn khủng hoảng dịch bệnh và đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

(WOWTIMES) Những cột mốc đáng nhớ trong hành trình 131 năm của ViệnPasteur TP. Hồ Chí Minh
Năm 1891: Viện Pasteur Sài Gòn được thành lập năm 1891, theo ý tưởng của nhà khoa học Louis Pasteur, dưới sự tổ chức và điều hành của Albert Calmette- học trò của Louis Pasteur.

Năm 1891- 1893: Viện đã xây dựng được cơ sở cải tiến kỹ thuật để làm một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh và sản xuất được vắc xin đậu mùa, vắc xin chống bệnh dại, nghiên cứu về bệnh lý nhiệt đới, làm men rượu, sản xuất huyết thanh chống nọc rắn hổ mang.
Năm 1905: Viện được đưa vào hệ thống quản lý chung do Viện Pasteur Paris phụ trách.
Năm 1918: Hoạt động của các phòng sở ở Việnbắt đầu được mở rộng.
Từ năm 1936: Các nghiên cứu của viện tập trung vào các bệnh kiết lỵ, dịch hạch, các bệnh có nguồn gốc từ thực phẩm, bệnh giun chỉ, sốt chấy rận, bệnh phong, đặc biệt là bệnh thổ tả và bệnh sốt rét là 2 bệnh từ lâu gây hiểm họa đối với vùng Đông Dương, kìm hãm sự phát triển kinh tế của khu vực.
Năm 1939: Pháp bị phát xít Đức đánh bại và chiếm đóng nên việc đầu tư từ nước Pháp, việc trao đổi chuyên gia v.v… bị hạn chế. Nhưng nhờ có qui chế tự trị cao nên các họat Pháp của Viện Pasteur Sài Gòn vẫn được duy trì.
Năm 1945- 1954: Viện sản xuất được 3 loại vắc xin: tả, thương hàn, đậu mùa đủ đáp ứng cho nhu cầu phục vụ bộ đội và nhân dân. Ngoài những nghiên cứu về vi trùng, siêu vi trùng, ký sinh trùng, giải phẫu bệnh, dịch tễ học, các xét nghiệm sinh hóa, vi sinh, vệ sinh nước thực phẩm, độc chất học và sản xuất một số lọai vắc xin ... Viện còn triển khai những nghiên cứu về bệnh thú y, tầm tang, vi nấm, bệnh phong...
Năm 1958: Viện Pasteur Sài Gòn hoàn toàn do người Việt Nam quản lý.
Năm 1963: Viện tiến hành xây dựng phòng vi trùng học và tổ chức sản xuất vắc xin phục vụ kháng chiến.
Năm 1963- 1975: Viện sản xuất được các vắc xin tả TAB, dịch hạch tươi, đậu mùa, thương hàn, giải độc tố uốn ván, Subtilis đủ cung cấp theo yêu cầu phục vụ bộ đội và nhân dân vùng giải phóng.

Ngày 30/4/1975: Viện Pasteur Sài Gòn được chính quyền Cách mạng tiếp quản.
Năm 1979: Viện được đổi lại tên thành Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh.
Năm 1977 – 1985: Viện đã mở 7 khóa với trên 300 học viên, bổ túc cho trên 600 cán bộ, nhân viên của Viện và các tỉnh gởi về, đào tạo 182 bác sĩ sơ bộ chuyên khoa VSDT. Những cán bộ này là lực lượng nòng cốt để xây dựng và phát triển mạng lưới vệ sinh phòng dịch cho 15 tỉnh thành phía Nam. Nhiều cán bộ của Viện được cắm xuống tận cơ sở, giúp các tỉnh xây dựng phòng xét nghiệm, tham gia các hoạt động cộng đồng, hỗ trợ vật tư, kỹ thuật trong công tác phòng và chống dịch.

Tháng 4/1988: Labo sản xuất vắc – xin BCG được khánh thành và đi vào hoạt động.
Năm 1996 – 2000: Viện Pasteur TP.HCM đã triển khai 46 đề tài nghiên cứu khoa học tập trung vào những vấn đề như: HIV/AIDS, SXH Dengue, viêm não Nhật Bản, viêm gan, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, sởi, cúm, Leptospira, vi khuẩn đường ruột,Rotavirus vv...
Tháng 7/2003: Lần đầu tiên tại Việt Nam phát hiện vi rút entero 71 gây bệnh chân-tay-miệng và Viêm não cấp ở trẻ em.
Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới đến nay, Viện đã giải mã hoàn chỉnh bộ gien vi rút cúm H5N1; Nghiên cứu các đặc tính di truyền của người tác động lên độ nặng nhẹ của SXH dengue; Nghiên cứu các yếu tố bảo vệ tự nhiên với HIV ở nhóm người có nguy cơ cao, tỉ lệ kháng retrovirus trong điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, thử nghiệm một số phác đồ điều trị nhiễm trùng cơ hội trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS; Nghiên cứu và phát hiện sớm các tác nhân gây dịch mới nổi như: SARS, Cúm H5N1, vi rút gây viêm não Entero 71, sốt xuất huyết dengue, viêm não Nhật Bản, HIV/AIDS, thương hàn, Hanta vi rút, Nipas vi rút; Giải mã hoàn chỉnh gen vi rút cúm gà H5N1 gây bệnh trên người, gia cầm.
Những thành tích đạt được của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh
Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh vinh dự nhận được Cờ Thi đua của Chính phủ (1999, 2003, 2005, 2009)
Viện cũng được Bộ y tế trao tặng Cờ thi đua xuất sắc toàn ngành (năm 1999, 2000); Bằng khen đơn vị các năm: 1991, 1992, 1997, 2002, 2003, 2005; Bằng khen hàng năm cho 5-10 CBCC.
Đảng bộ Viện được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh nhiều năm liền
Năm 2000: Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh vịnh được trao tặng Huân Chương Lao động Hạng II
Năm 2001: Viện vinh dự nhận được bằng khen của Chính phủ.
Năm 2006: Viện vinh dự được trao tặng huân chương Lao Động Hạng I, Bằng khen của Công đoàn Y tế Việt NamNăm 2010: Viện vinh dự nhận được Bằng khen của Chính phủ cho tập thể phòng xét nghiệm HIV/AIDS
Năm 2011: Viện vinh dự nhận được Huân chương Độc Lập Hạng III, Cờ thi đua xuất sắc của Công đoàn Y tế Việt Nam.
Năm 2013: Viện vinh dự nhận được Danh hiệu Anh Hùng Lao Động
Nguồn: Trang web VIỆN PASTEUR SÀI GÒN, tổng hợp tin tức, (hình ảnh: internet)