Cầu truyền hình “Ký ức 27 tháng 7”: Phát huy truyền thống yêu nước, xây dựng đất nước thời bình

26-07-2012

Tối 22/7, cầu truyền hình chủ đề “Ký ức 27 tháng 7” do Đài Truyền hình TPHCM phối hợp cùng Quân khu 7, Báo Quân đội Nhân dân, Đài Phát thanh truyền hình các tỉnh Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Tây Ninh tổ chức, được phát trên kênh HTV9 và HTVC Thuần Việt. Cầu truyền hình được thực hiện tại 6 điểm: Đền Bến Dược (Củ Chi-TPHCM); Nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 (Tân Biên, Tây Ninh); Tượng đài Chiến thắng (Núi Thành, Quảng Nam); Khu Di tích Hùng Sơn - Địa điểm công bố Ngày Thương binh Liệt sĩ toàn quốc 27/7/1947, tỉnh Thái Nguyên; Khu Di tích Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) và Phim trường F Đài Truyền hình TPHCM

Tối 22/7, cầu truyền hình chủ đề “Ký ức 27 tháng 7” do Đài Truyền hình TPHCM phối hợp cùng Quân khu 7, Báo Quân đội Nhân dân, Đài Phát thanh truyền hình các tỉnh Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Tây Ninh tổ chức, được phát trên kênh HTV9 và HTVC Thuần Việt. Cầu truyền hình được thực hiện tại 6 điểm: Đền Bến Dược (Củ Chi-TPHCM); Nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 (Tân Biên, Tây Ninh); Tượng đài Chiến thắng (Núi Thành, Quảng Nam); Khu Di tích Hùng Sơn - Địa điểm công bố Ngày Thương binh Liệt sĩ toàn quốc 27/7/1947, tỉnh Thái Nguyên; Khu Di tích Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) và Phim trường F Đài Truyền hình TPHCM.

Chương trình tập trung vào chủ đề tri ân, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, các thương bệnh binh, gia đình chính sách, các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; công tác đền ơn đáp nghĩa, quy tập liệt sĩ ở các địa phương; phát huy truyền thống yêu nước, xây dựng đất nước thời bình gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo…

Tại điểm cầu Đền Bến Dược, đến dự có các đồng chí: Lê Hoàng Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TPHCM; Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM; Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM cùng các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng LLVTND, các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng và đông đảo chiến sĩ, bà con các tỉnh thành nơi diễn ra các điểm cầu. Tại 5 điểm cầu còn lại, các đồng chí lãnh đạo các địa phương; đại diện gia đình các liệt sĩ, Mẹ Việt Nam Anh hùng và thương binh trên địa bàn cũng đã đến dự.

Chủ đề xuyên suốt tại điểm cầu TPHCM là vùng đất thép Củ Chi, nơi lưu danh gần 45.000 liệt sĩ. Hình ảnh "đất thép, thành đồng" Củ Chi được tái hiện thật sinh động. Trong suốt 30 năm kháng chiến, mảnh đất cửa ngõ Tây Bắc của TPHCM luôn là pháo đài thép cách mạng. Giặc đã trút xuống đây hơn 240.000 tấn bom đạn và tiến hành hàng ngàn trận bố ráp, càn quét. Dù phải đánh đổi bao xương máu, quân và dân Củ Chi vẫn kiên cường bám trụ, chiến đấu đến ngày toàn thắng.

Điểm nhấn của điểm cầu TPHCM là cuộc gặp gỡ các nhân chứng lịch sử những cựu chiến binh, Anh hùng Lực lượng vũ trang, những tấm gương tiêu biểu của thế hệ trẻ... Trong thời bình, họ đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, vươn lên xóa đói giảm nghèo, trở thành điểm sáng trong công cuộc dựng xây và bảo vệ đất nước. Đặc biệt là những hoạt động đền ơn đáp nghĩa của TPHCM trong suốt thời gian qua, đã và đang trở thành phong trào sâu rộng, lan tỏa trên cả nước.

Với điểm cầu tại Thái Nguyên, khán giả bồi hồi, xúc động như được về lại Khu di tích lịch sử 27/7 (thuộc xã Hùng Sơn, Đại Từ - Thái Nguyên)- nơi 65 năm trước đã công bố bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy ngày 27/7 là “Ngày Thương binh toàn quốc” đầu tiên.

Điểm cầu Quảng Nam có điểm nhấn là cuộc gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, trong đó có các chiến sĩ Đại đội 2, Tiểu đoàn 70, những người làm nên trận thắng Núi Thành ngày 25/5/1965, mở đầu cho phong trào “Tìm Mỹ mà đánh” trên toàn miền Nam.

Điểm cầu Tây Ninh gắn với chủ đề bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và sự hy sinh cao quý của bộ đội tình nguyện Việt Nam khi thực hiện nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia. Tây Ninh được mệnh danh là "Thủ đô kháng chiến của miền Nam", mảnh đất đứng chân của Trung ương Cục miền Nam, căn cứ Chính phủ cách mạng lâm thời. Niềm xúc động dâng tràn lòng người trước những hình ảnh chân thực, sống động trong các cuộc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ của các đội công tác đặc biệt thuộc Quân khu K7 và cả những di vật được thượng tá Lê Văn Mỹ mang đến chương trình…

Điểm cầu Hà Tĩnh là hình ảnh anh hùng của 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc, biểu tượng yêu nước của người phụ nữ Việt Nam. Khán giả được nghe lại những vần thơ, những lời ca da diết và những hình ảnh về các anh hùng, về tiểu đội nữ TNXP tại Ngã ba Đồng Lộc.

Tại chương trình, nhiều đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân đã ủng hộ gần 97 tỷ đồng gửi tặng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa nhằm xây dựng Nhà Tưởng niệm Đại đội TNXP 915, Đội 91 Bắc Thái tại TP Thái Nguyên và các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

Theo website Thành ủy


Content1 (mobil)
content1nhasangnghiep
Content2 (mobil)
content2