Ngày 02/09/2022 : Ngày Quốc Khánh Nước Việt Nam.
Ngày Quốc khánh Việt Nam là ngày lễ chính thức của Việt Nam, diễn ra vào ngày 2 tháng 9 hằng năm, kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 04/09/2022 (Mùng 09/08 Âm lịch) : Lễ Hội chọi trâu Đồ Sơn
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, còn gọi là đấu ngưu, là một tập tục cổ, có từ xa xưa, một lễ hội truyền thống của người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng; diễn ra vào ngày 9 tháng 8 Âm lịch hàng năm; di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013 của Việt Nam. Đây là một lễ hội với lễ nghi trang trọng, rước kiệu thần, có lọng che, phường bát âm... Trong văn hóa cộng đồng người dân Hải Phòng, còn lưu truyền câu ca cổ: "Dù ai buôn đâu bán đâu / Mùng chín tháng tám chọi Trâu thì về"
Ngày 05/09/2022, Ngày Quốc tế Từ thiện
Ngày Quốc tế Từ thiện (viết tắt là IDC) được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn là ngày 5/9. Đây cũng chính là ngày mất của mẹ Teresa, người đã hoạt động không mệt mỏi, dành cả cuộc đời cho các hoạt động từ thiện, giúp đỡ các gia đình nghèo nhất, những người dễ bị tổn thương nhất.
Ngày 05/09/2022 (Mùng 10/08 Âm lịch) : Lễ Hội Đình làng An Hải, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Lễ hội làng An Hải Đà Nẵng được tổ chức vào ngày thu tế hàng năm, 10-8 âm lịch. Làng An Hải ngày trước thuộc xã An Phúc, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam, nay thuộc phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. An Hải là một đại xã, xưa cùng với Hải Châu, Hóa Khê, Trà Kiệu, Chiên Đàn được gọi là "Quảng Nam ngũ đại xã". Ngày nay làng An Hải chia tách thành 3 phường: An Hải Đông, An Hải Tây và An Hải Bắc thuộc quận Sơn Trà. Còn thôn An Thượng cắt sát nhập cùng với làng Mỹ Thị thành phường Mỹ An thuộc quận Ngũ Hành Sơn. Phường An Hải Tây gồm 5 thôn: An Trung, An Vĩnh, An Thuần, An Mỹ, An Thị. Phường An Hải Bắc bao gồm 5 thôn: An Nhơn, An Đồn, An Tân, An Hòa và An Cư. Phường An Hải Đông bao gồm 6 thôn: An Hiệp, An Thành, An Cư 1, An Cư 2, An Cư 3 và An Cư 4. Lễ hội đình làng An Hải được khôi phục năm 2000, mang ý nghĩa nhắc nhở mọi người quay về một thời hào hùng ấy. Hãy luôn tự hào về một quá khứ hiển linh, dù trải qua bao thăng trầm biến đổi, tên đất - tên làng sẽ vẫn còn vang vọng những hồi quang oanh liệt không chỉ của một thành phố mà còn của cả một dân tộc. Trong sân đình, các kỳ thủ cân nhắc lợi hại từng nước đi để tranh nhau chiểm giải môn cờ tướng. Các đội tham gia thi kéo co cũng chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nhập cuộc. Bên cạnh các trò dân gian truyền thống ấy còn có các môn hiện đại như cầu lông, điền kinh... Xế chiều diễn ra hội thi múa lân. Khi đêm xuống, sau buổi xây chầu hát lễ diễn ra đầy sắc màu dân tộc, mọi người lại tề tựu về sân khấu trước đình xem hát tuồng. Sáng hôm sau, trong phần lễ chính thức, đại biểu các tộc họ cùng nhau ôn lại truyền thống tốt đẹp của làng, trước khi bước vào dâng lễ tế theo nghi thức cổ truyền dân tộc.
Ngày 08/09/2022, Ngày Quốc tế Xoá nạn mù chữ
Năm 1965, UNESCO đã chọn ngày 8/9 hàng năm là ngày Quốc tế xoá nạn mù chữ. Ngày này được kỷ niệm hàng năm nhằm nâng cao tầm quan trọng của việc biết đọc biết viết đối với sự phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng trong xã hội. Việc xóa nạn mù chữ còn là mấu chốt để hạn chế đói nghèo, giảm thiểu tỷ lệ tử vong ở trẻ em, ngăn chặn đà tăng trưởng dân số, thiết lập bình đẳng giới và bảo đảm sự phát triển bền vững, hòa bình, dân chủ.
Ngày 10/09/2022, Ngày Thành lập Mật trận Tổ quốc Việt Nam (10/09/1955 -10/09/2022)
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời với mục đích “đoàn kết mọi lực lượng dân tộc và dân chủ, đấu tranh đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Phát biểu tại Đại hội thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Lịch sử trong những năm qua đã tỏ rõ lực lượng đoàn kết của nhân dân là vô địch và Mặt trận dân tộc thống nhất đã nhiều lần thắng lợi”.
Ngày 10/09/2022 (Mùng 15/08 Âm lịch), Tết Trung Thu
Tết Trung thu như tên gọi là ngày giữa mùa thu, tức là vào rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch. Tết Trung thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng 8. Theo tích xưa, Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chám mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra tết Trung thu.
Ngày 10/09/2022 (Mùng 15/08 Âm lịch), Ngày Hội Chùa Ông Bổn (Chánh Nghĩa), Tp Hồ Chí Minh
Chùa Ông Bổn hay còn gọi là (Nhị phủ miếu), tọa lạc tại đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5 (TP. Hồ Chí Minh), hàng năm có nhiều lễ hội lớn. Đặc biệt ngày lễ chính của chùa là rằm tháng Giêng và rằm tháng Tám theo âm lịch. Chùa Ông Bổn - Nhị phủ miếu có kiến trúc tổng thể theo hình chữ khẩu, gồm bốn dãy nhà dài, vuông góc nhau, khoảng trống ở giữa tạo nên sân thiên tỉnh. Nhìn từ bên ngoài chùa Ông Bổn nổi bật giữa phố phường với những nếp mái cong như chồng lên nhau. Những nếp mái cong của chùa Ông Bổn khá độc đáo so với nhiều ngôi chùa khác ở thành phố Hồ Chí Minh cũng như cả nước. Phần chính điện chùa Ông Bổn bày một bàn thờ Ngọc Hoàng thượng đế với một lư hương bằng đồng khá lớn. Bên trên Ngọc Hoàng có hai tấm hoàng phi đại tự "Phúc toàn đức bị" và "Thích cấp lâm phong". Những hiện vật này được ghi rõ làm trong năm Quang Tự thứ 27 tức 1901.
Ngảy 10/09 -12/09 (Mùng 15 -17/08 Âm lịch), Lễ hội Nghinh ông huyện Cần Giờ, Tp Hồ Chí Minh.
Trước đây, lễ hội được diễn ra vào khoảng trung tuần của tháng ba âm lịch, nhưng từ năm 1914, do điều kiện kinh tế, đánh bắt thủy hải sản của ngư dân nên lễ hội được dời vào ngày rằm tháng tám là thời gian ngư dân đánh bắt được mùa, vì thế lễ hội trùng với Tết Trung Thu của các em thiếu nhi. Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức trong 03 ngày (từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 8 âm lịch hàng năm) với quy mô cấp thành phố. Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ được tổ chức chính tại di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố Lăng Ông Thủy Tướng (hay còn gọi là Thạnh Phước Lạch) và một số địa điểm như Công viên văn hóa di tích lịch sử quốc gia Căn cứ Rừng Sác, di tích lịch sử cấp thành phố đình Cần Thạnh, những con đường trung tâm của thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ và trên biển.
Ngày 11/09 -13/09 (Mùng 16-18/08, Âm lịch), Lễ hội Nam Hải Đại tướng quân, Tp Vũng Tàu
Lễ hội” Nam Hải Đại tướng quân”” Danh hiệu Cá Ông do vua Thiệu Trị ban tặng được tổ chức trùng với ngày Vía(Vía mất) của cá. Lễ ho65ike1o dài trong 03 ngày , từ 16 đến 18 tháng 8 âm lịch hằng năm. Lễ hội gồm có lễ cúng Ông, lễ Nghinh Ông (đón cá). Nhiều ghe thuyền trang trí lộng lẫy, thắp đèn sáng trưng chạy vòng biểu diễn ngoài biển. Những hình thức lễ tế Cá Ông mang đậmmàu sắc riêng của cư dân miền biển, nhưng trong lễ hội người ta cũng dành một buổi cúng Tiền Hiền, một buổi tế Thần Linh như việc tổ chức cúng lễ trong đình làng.
Ngày 12/09/2022, Ngày Kỷ niệm Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
Xô Viết Nghệ - Tĩnh là tên gọi chung cho phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân Nghệ An và Hà Tĩnh trong giai đoạn 1930-1931 chống lại đế quốc Pháp, lần đầu tiên giành chính quyền về tay nhân dân. Các Xô viết thực hiện vai trò của một chính quyền mới của giai cấp công nông thay cho bộ máy chính quyền của thực dân, phong kiến. Do ra đời ở Nghệ An và Hà Tĩnh nên được gọi là Xô Viết Nghệ Tĩnh, là một hình thức mới về tổ chức chính quyền nhà nước của lực lượng nông dân và công nhân.
Ngày 14/09/2022 ( Mùng 19/08, Âm lịch), Lễ hội đền Kiếp Bạc, Xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tình Hải Dương
Đền Kiếp Bạc thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Việt Nam; là nơi thờ phụng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Kiếp Bạc là tên ghép của hai vùng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Đây là di tích quan trọng thuộc khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.Đã thành thông lệ, từ ngày 15 đến 20/08 âm lịch là lễ hội đền Kiếp Bạc Chí Linh, Hải Dương- nơi thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mà người dân Việt vẫn gọi là Đức Thánh Cha.
Ngày 15/09/2022, Ngày Quốc Tế Dân Chủ
Ngày Quốc tế Dân chủ có tên tiếng Anh là International Day of Democracy. Liên Hợp quốc đã kêu gọi các quốc gia lấy ngày 15/9 hằng năm là ngày Dân chủ Quốc tế trong một Nghị quyết về ủng hộ việc thúc đẩy các nền dân chủ. Ngày này là dịp để mọi người cùng quan tâm, chú ý đến dân chủ và thúc đẩy dân chủ. Các cá nhân tổ chức phi chính phủ, các tổ chức khu vực và quốc tế được kêu gọi tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về chủ đề này.
Ngày 15/09/2022, Ngày Quốc Tế Bảo Vệ Tầng Ozone
Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone (International Day for the Preservation of the Ozone Layer) được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm do Liên hợp quốc thành lập. Vào dịp này, tất cả các nước tham gia Nghị định thư Montreal đều sẽ tổ chức các hoạt động kỷ niệm. Trong đó, Việt Nam là quốc gia thành viên đã có nhiều hoạt động hưởng ứng tích cực, hiệu quả.
Đây là dịp để các quốc gia trên thế giới tăng cường nhận thức và có những hành động thiết thực bảo vệ tầng ozone, giữ gìn môi trường sống của nhân loại vì sự phát triển bền vững.
Ngày 20/09/2022, Ngày Việt Nam trở thành thành viên Lên hiệp quốc

Ngày 20/9/1977, ngày Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc, đánh dấu sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế với một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do và dân chủ.
Ngày 21/09/2022, Ngày Quốc tế Hoà Bình
Ngày Quốc tế Hòa bình (International Day of Peace) được Liên hợp quốc khởi xướng vào năm 1981 và được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 9/1982. Cho đến năm 2002, Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức tuyên bố lấy ngày 21/9 hằng năm kỷ niệm Ngày Quốc tế Hòa Bình. Liên hợp quốc mong muốn thông qua ngày này kêu gọi các bên tham chiến trên toàn thế giới cùng từ bỏ vũ khí và cũng là để khuyến khích toàn nhân loại cùng hành động để thực hiện mục tiêu hòa bình thế giới. Việt Nam là thành viên của LHQ vào ngày 20/9/1977 đã có nhiều tham gia, đóng góp hiệu quả và có trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Ngày 23/09/2022 Ngày Kỷ niệm Nam Bộ Kháng chiến
Ngày Nam Bộ kháng chiến là xung đột quân sự giữa Việt Nam và liên quân Anh, Pháp, Nhật bắt đầu xảy ra trước khi chiến tranh Đông Dương bùng nổ, được lấy mốc là ngày 23/9/1945, khi các lực lượng quân sự Việt Nam chống lại việc Pháp tái chiếm Nam Bộ. Chiến sự ban đầu diễn ra trên chiến trường Nam Bộ, sau đó phát triển ra Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Ngày 27/09/2022, Ngày Kỷ niệm Khởi nghĩa Bắc Sơn
Khởi nghĩa Bắc Sơn là một cuộc khởi nghĩa của người Việt chống lại thực dân Pháp và phát xít Nhật diễn ra tại Bắc Sơn, Lạng Sơn vào năm 1940. Quân Nhật đánh vào Lạng Sơn ngày 22 tháng 9 năm 1940, quân đội Pháp trên đường thua chạy đã rút lui qua châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn thuộc Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo người dân nổi dậy tước khí giới của tàn quân Pháp để tự vũ trang cho mình, giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng (27-9-1940). Nhưng sau đó Nhật thỏa hiệp với Pháp để quay trở lại đàn áp phong trào khởi nghĩa.
Ngày 27/09/2022 ,Ngày Du lịch Thế Giới
Ngày Du lịch Thế giới (World Tourism Day) được cử hành vào ngày 27 tháng 9 hằng năm do Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc đặt ra nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của du lịch trong cộng đồng quốc tế. Đồng thời, ngày này còn là để chứng minh tầm quan trọng của du lịch đối với các giá trị văn hóa, xã hội, chính trị, kinh tế trên khắp thế giới.